Lao động nữ làm việc trong thời gian hành kinh có được coi là làm thêm giờ ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, khoản 2 điều 7 Nghị định 85/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều về Bộ Luật Lao động vè chính sách đối với lao động nữ. 1.”Khi người lao động nữ trong thời gian hành kinh, được nghỉ mỗi ngày 30 phút, ít nhất 03 ngày”. Nhưng nếu họ không nghỉ trong những ngày này mà vẫn làm việc, thì thời gian làm việc có được tính là thời gian làm thêm không? Mong được giải đáp.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật lao động của công ty Xin giấy phép

Nhân viên y tế khi nghỉ việc được hưởng chế độ gì ?

Luật sư lao động về làm thêm giờ, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định 85/2015/NĐ-CP

2. Luật sư tư vấn:

2.1. Làm thêm giờ được quy định như thế nào?

Điều 106 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau: là khoảng ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động. Theo đó bên cạnh thời gian làm chính thức, người lao động có thể làm thêm giờ. Thời gian được làm thêm giờ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

– Được sự đồng ý của người lao động;

– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

– Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Mặt khác, theo quy định tại Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ:

1. Khi khám sức khỏe định kỳ, lao độngnữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Ytế ban hành.

2. Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:

a) Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng

Nội dung này tiếp tục được Chính phủ hướng dẫn tại Nghị định 85/2015/NĐ-CP như sau:

– Trong thời gian hành kinh, lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;

– Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo ;

– Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dung lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi lao động và nhu cầu của lao động nữ.

Như vậy, nghỉ 30 phút/ngày trong ngày “đèn đỏ” là quyền lợi chính đáng của lao động nữ; cho phép lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong những ngày này là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Nếu bạn làm vào 30 phút này thì đây là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc mà pháp luật quy định nên được xem xét là thời gian bạn làm thêm giờ.

2.2. Các quy định khác

Không cho lao động nữ nghỉ ngày hành kinh, doanh nghiệp bị phạt như nào?

Hiện nay, các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động được áp dụng theo mức xử phạt quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

Theo điểm b, khoản 1 Điều 18 của Nghị định này, doanh nghiệp không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng. Với hành vi không cho lao động nữ nghỉ 60 phút/ngày trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.

Hưởng chế độ nếu gặp tại nạn trong lúc hành kinh tại nơi làm việc:

Thời gian nghỉ làm vệ sinh kinh nguyệt tại nơi làm việc nếu bị tai nạn thì được xem là tai nạn lao động và được hưởng (Điểm a Khoản 1 Điều 45 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015).

Không được nhập ngũ

Nếu phụ nữ bị kinh nguyệt nhiều, hay xuất hiện và không đều; Vô kinh, thiểu kinh, hiếm kinh thì sẽ không được gọi nhập ngũ (Tiết 181 Khoản 12 Mục II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP).

Khoảng cách từ luật đến thực tế còn…quá xa

Không thể phủ nhận, quy định cho lao động nữ nghỉ 30 phút/ngày trong những ngày “đèn đỏ” là một quy định hết sức nhân văn của các nhà làm luật. Thế nhưng, quy định này có được áp dụng trong thực tế hay không lại là một vấn đề khác.

Để được hưởng quyền lợi của mình, lao động nữ cần lên tiếng, còn nếu không, coi như bị mất quyền lợi. Thực tiễn cho thấy, rất ít lao động nữ nào mạnh dạn đề nghị với chủ sử dụng lao động về việc cho nghỉ 30 phút/ngày trong ngày “đèn đỏ”. Vì đây là chuyện tế nhị, nên thường lao động nữ thường rất ngại lên tiếng, nhất là khi chủ sử dụng lao động là nam giới.

Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *