Làm nứt nhà hàng xóm trong thời gian thi công thì phải bồi thường như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi : nhà tôi xây nhà, nhà hàng xóm yêu cầu nhà tôi phải bồi thường những hiện tượng nứt, lún ở nhà họ trong vòng 2 năm có đúng ko thưa luật sư. Hay tôi chỉ bồi thường những vết nứt, lún trong thời gian tôi thi công.

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Xin giấy phép của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau: 

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2015

2. Nội dung tư vấn:

Trong trường hợp bạn nêu ra bạn cần lắm được một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:

Thứ nhất, khi tiến hành xây dựng gia đình bạn phải đảm bảo những nội dung sau: ( Bộ luật dân sự năm 2015)

Điều 174. Nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng

Khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

Như vậy khi tiến hành xây dựng thì việc xây dựng đó phải đảm bảo sự an toàn cho các công trình lân cận, tiếp giáp với gia đình tránh để thiệt hại xảy ra đối với họ.

Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi việc xây dựng của gia đình bạn gây thiệt hai cho hộ tiếp giáp với phần công trình xây dựng của gia đình bạn:

– Khi có sự xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của bất động sản liền kề thì trước tiên gia đình bạn sẽ bị về hành vi này theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP:

Điều 30. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng

2. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với riêng lẻ tại nông thôn hoặc công trình xây dựng khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc bổ sung phương tiện, biện pháp che chắn theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;

b) Buộc bồi thường thiệt hại theo quy định đối với hành vi quy định tại khoản 2 điều này.

Không những bị xử phạt mà gia đình bạn vẫn sẽ phải bồi thường thiệt hại và phải khắc phục hậu quả do gia đình bạn gây ra

Điều 605. Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.

Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Tuy nhiên ở đây gia đình có bất động sản liền kề với gia đình bạn muốn yêu cầu bạn bồi thường thiệt hại do những vết nứt sau hai năm khi gia đình bạn xây nhà thì họ phải chứng minh việc liên quan mật thiết giữa việc xây dựng và những vết nứt trên tường nhà họ, ở đây sau 2 năm gia đình bạn xây nhà thì có rất nhiêu biến chuyển về mặt tự nhiên ( động đất hoặc những trấn động nhỏ….) hoặc do ô tô chuyển động mạnh trên đường trong hai năm cũng tác động vào những nhà ở gần mặt đường. Ở đây rất khó để chứng minh 2 sự việc cách xa nhau có liên quan mật thiết ( mối quan hệ nhân quả) đối với nhau. Nếu như hộ có bất động sản liền kề không chứng minh được mối quan hệ nhân quả đó thì họ chỉ được bồi thường về phần thiệt hại phát sinh trong khi công trình nhà bạn đang được thi công và thời gian ngay sau đó thôi. Còn để xác định mức thiệt hại mà gia đình bạn có thể phải bồi thường phải dựa trên cơ sở giám định của cơ quan chuyên môn ( Bên chủ hộ có bất động sản liền kề có thể yêu cầu tòa án trưng cầu giám định nếu như họ khởi kiện ra tòa trong giai đoạn chuẩn bị xét xử)

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *