Làm giấy vay tiền viết tay có hợp pháp không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Giấy vay tiền hay hợp đồng vay tiền phải được xác lập bằng văn bản và có chữ ký của các bên một cách tự nguyện, không bị ép buộc hoặc lừa dối. Giấy vay tiền có giá trị pháp lý đặc biệt quan trọng khi xảy ra tranh chấp và đưa vụ việc tranh chấp ra tòa án xét xử:

Mục lục bài viết

1. Làm viết tay có hợp pháp không?

Thưa luật sư, Tôi sống tại Hà Nội, vừa qua tôi có cho một người bạn vay một khoản tiền nhưng giữa hai bên chỉ lập viết tay có chữ ký của hai bên. Đề nghị luật sư cho biết theo các quy định của pháp luật, việc cho vay tiền như vậy có hợp pháp hay không?

Người gửi: LMT (Ba đình, Hà Nội)

Làm giấy vay tiền viết tay có hợp pháp không?

Luật sư tư vấn giá trị pháp lý, hiệu lực giấy vay tiền, gọi ngay số:

Trả lời:

– Điều 471, quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

được coi là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định tại Điều 122, Bộ luật Dân sự 2005 bao gồm: 1. Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự: Cá nhân có thể tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng vay tài sản là người từ đủ 18 tuổi trở lên, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2, Điều 20, Bộ luật Dân sự thì người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cũng có thể tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng vay tài sản mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật; 2. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; 3. Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; 4. Đáp ứng đúng các điều kiện về hình thức của giao dịch trong các trường hợp pháp luật có quy định.

Về hình thức của hợp đồng vay tài sản, pháp luật dân sự hiện hành không có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng này, do đó, hợp đồng vay tài sản có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Như vậy, căn cứ các quy định nói trên, theo các thông tin mà ông cung cấp, việc lập giấy cho vay tiền viết tay, có chữ ký của hai bên là không vi phạm quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng vay tài sản. Tuy nhiên, thỏa thuận vay tiền chỉ hợp pháp khi nó đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo như các quy định đã trích dẫn ở trên.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hợp đồng vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận để được luật sư tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh KHuê

—————————————-

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. ;

2. Hợp đồng và giấy vay tiền mặt có khác nhau không ?

Thưa luật sư, Em muốn hỏi: Hợp đồng cho vay tiền mặt và giấy cho vay tiền mặt có khác nhau không?

Hơp đồng và giấy vay tiền mặt có khác nhau không ?

Luật sư tư vấn xác lập các giao dịch vay mượn tài sản, tiền bạc – Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Căn cứ khoản 1 Điều 401 :

“Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự

1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.”

Căn cứ Điều 471 Bộ luật dân sự năm 2005:

“Điều 471. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì không có tên gọi cụ thể cho mà chỉ cần nội dung của văn bản có thể hiện: việc bên vay giao tài sản cho bên cho vay, còn bên cho vay phải trả tiền vay và tiền lãi nếu có.Do đó thì hợp đồng vay tiền mặt và giấy vay tiền có giá trị pháp lý như nhau nếu có nội dung như đã phân tích.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Tố cáo việc chiếm đoạt tài sản khi không có giấy vay tiền ?

Xin chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi sau xin được giải đáp: Tôi có quen một người bạn trên danh nghĩa người yêu, tôi có cho mượn một số tiền gần 400 trIiệu đồng nhưng do lòng tin trong thời gian yêu nhau nên không làm giấy tờ gì cả, trong đó có mượn xe và tài sản tôi đi cầm thêm nhiều lần nữa. Xin cho tôi hỏi căn cứ vào việc lòng tin cho mượn tiền như vậy tôi có thể làm đơn tố cáo người này được không?

Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: M.B

>>

Luật sư tư vấn:

Quy định pháp luật hiện hành không quy định cụ thể về hình thức. Do đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 124 , hình thức giao dịch vay có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Trường hợp của bạn là giao dịch vay tiền được thể hiện bằng hành vi cụ thể , hoàn toàn có giá trị pháp lý.

Theo quy định tại Điều 474 Bộ luật Dân sự và Điều 514 Bộ luật Dân sự, người vay bạn có nghĩa vụ phải trả lại tiền cho bạn theo sự thỏa thuận giữa các bên. Trong trường hợp người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bạn. Nếu đến thời hạn mà người này không trả, bạn đã đề nghị mà người này vẫn cố tình không trả bạn có thể thực hiện hai phương thức sau:

– Gửi đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn của bạn đang cư trú hoặc làm việc theo quy định tại Điều 33 và Điều 35 .

– Tố cáo hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của bạn tại cơ quan có thẩm quyền ( công an xã hoặc công an huyện).

Bạn sẽ nộp kèm theo tất cả những giấy tờ, tài liệu liên quan chứng minh giao dịch của hai bạn bao gồm những tin nhắn bạn lưu giữ việc vay tiền giữa hai bên. Người làm chứng cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn chứng minh tính xác thực của giao dịch này.

Trân trọng ./.

>> Tham khảo thêm nội dung:

4. Tư vấn đòi tiền cho vay không có giấy vay tiền ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Hiện tại tôi có cho 1 người bạn tôi quen số tiền là 2 triệu đồng. Nhưng khi đến hẹn trả thì người đó cứ nói là chưa có tiền và xin khất lại lúc khác. Đã nhiều lần như vậy rồi và tôi thấy có dấu hiệu là quỵt tiền của tôi. Khi cho mượn tôi không hề có 1 giấy tờ xác nhận nào cả. Như vậy bây giờ muốn khởi kiện thì cần phải cần bổ sung thêm giấy xác nhận vay tiền? Vậy nội dung giấy đó như thế nào có thể cho tôi biết rõ nội dung được không?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: P.L

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc của mình đến công ty chúng tôi. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 401 về hình thức hợp đồng dân sự thì:

“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.

2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.

Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Như vậy, theo quy định trên thì hình thức của hợp đồng dân sự có thể thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi nhất định. Bạn đã cho người kia vay số tiền là 2 triệu đồng, việc vay mượn tiền không lập thành văn bản tuy nhiên, ở đây có thể xác định giữa các bên đã xác lập một hợp đồng vay tiền bằng lời nói. Do vậy, giao dịch vay mượn tiền nêu trên được pháp luật công nhận.

Khi quyền lợi của bạn bị xâm phạm, bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân quận/huyện nơi cư trú của người vay tiền để được giải quyết.Và để đảm bảo đơn kiện được Tòa án chấp thuận và thụ lý bạn phải cung cấp các tài liệu chứng cứ liên quan đến việc xác định đã có quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, các tài liệu chứng minh có việc vay tiền, nhận tiền giữa hai bên

Theo quy định tại Điều 83 về xác định chứng cứ, “chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc”. Đối với “các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó”. Có nghĩa là việc vay mượn giữa hai bên không thiết lập hợp đồng, cũng không có giấy biên nhận mà chỉ có bản ghi âm. Để bản ghi âm này trở thành chứng cứ, nội dung bản ghi âm phải ghi nhận việc vay mượn giữa hai bên. Đồng thời bạn phải xuất trình được văn bản xác nhận xuất xứ (ví dụ nếu ghi âm bằng điện thoại, bạn phải được nhà cung cấp dịch vụ mạng cung cấp cuộc gọi, thời gian…). Nếu bạn không xuất trình được thì bản ghi âm này khó thể trở thành chứng cứ trong vụ án.

Như vậy, trong trường hợp này, bạn không thiết lập hợp đồng cho vay, cũng không có giấy biên nhận hay giấy ghi nợ nên bạn có thể xuất trình cho Tòa án các chứng cứ như bản ghi âm cuộc giao dịch vay tiền, nội dung tin nhắn vay tiền, hay nội dung email, người làm chứng xác nhận có việc vay tiền của bị đơn đối với nguyên đơn.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn: . Trân trọng./.

5. Nghĩa vụ trả tiền như thế nào. Giấy vay tiền viết tay có giá trị pháp lý không?

Luật Minh Khuê giải đáp các thắc mắc về nghĩa vụ trả tiền và các giao dịch pháp lý trong lĩnh vực dân sự:

Nghĩa vụ trả tiền như thế nào. Giấy vay tiền viết tay có giá trị pháp lý không?

Luật sư tư vấn:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

Theo quy định của điều 289 và 290 có quy định liên quan đến thực hiện nghĩa vụ giao vật và nghĩa vụ trả tiền của các bên trong các giao dịch dân sự.

Điều 289. Thực hiện nghĩa vụ giao vật

1. Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.

2. Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thoả thuận và nếu không có thoả thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.

3. Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Điều 290. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Căn cứ vào quy định trên, đối với các giao dịch dân sự , trong hợp đồng vay hoặc hợp đồng mua bán, bên mua hoặc bên đi vay có nghĩa trụ trả tiền theo đúng thời hạn của hợp đồng.

Nếu như đến thời hạn theo thỏa thuận một trong hai bên không thưc hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng thì bên có quyền có quyền nộp đơn ra Tòa án để yêu cầu Tòa án giải quyết, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Em muốn luật sư tư vấn giúp em việc này ạ.là chuyện của em họ em , nhưng em không có người quen trong tòa án và mọi người cũng không hiểu biết gì về luật ạ. Sau đây e xin trình bày cụ thể và chi tiết nội dung sự việc mong luật sư tư vấn giúp e ạ. Vì có nhiều người liên quan nên em thay tên cho đỡ bị nhầm lẫn ạ. Em họ em tên A đến nhà nghỉ trọ anh B. Trong lúc có men rươu vợ anh B tên C mang nước uống lên cho A , do không làm chủ được nên A đã kéo tay và ôm chị C. Đúng lúc đó có anh D đi qua và quay video được cảnh đó và im lặng đi không nói(.mục đích là tống tiền chị C.) Chị C đẩy A ra và cũng chưa có gì quá giới hạn. Chị C nói lần này e say rượu nên bỏ qua và coi như không có chuyện gì. A thấy ngại vì không hiểu sao lại làm vậy bèn ra về . Ngày hôm sau anh B biết chuyện của vợ nhắn tin và dọa là sẽ đem Video đó cho công an, yêu cầu A phải trả cho nhà vợ chồng B , C số tiền 70triệu đồng.Do A không đồng ý , gọi điên A không nghe máy nên anh B cho người vào nhà đón A ra nhà sau đó thu điện thoại của A , yêu cầu A viết phiếu nợ và liên tục đe dọa nếu k trả tiền cho chém bố và cháu gái của A nên anh D đọc phiếu nợ cho A viết theo và ký tên vào đó yêu cầu trong 24h phải trả đủ 70triệu không thiếu. Do A sợ chuyện bại lộ thì bố sẽ bị liên tụy nên đã chạy vay để có tiền trả cho vợ chồng anh B. Sau đó có lấy lại tờ giấy vay lãi đó.và yêu cầu anh D ký tên đã nhận tiền. Nhưng được biết anh B cũng có ý đồ tống tiền nhiều người nên A sợ sau này có vợ con thì B lại tiếp tục tống tiền nên A có ý định báo công an. Vậy trong trường hợp trên nếu khởi kiện thì A có phải chịu mức phạt gì không và vợ chồng anh B kia phải chịu mức phạt như thế nào và A có lấy lại được số tiên 70triệu đó không. Rất mong luật sư xem thư và cho em được biết tư vấn của luật sư sớm nhất ạ. Em xin cảm ơn.

Trong trường hợp này, A có quyền làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án gửi lên cơ quan công an về việc D có hành vi cưỡng đoạt tài sản của anh, theo quy định tại điều 135 .

“Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Còn đối với hành vi của anh A với chị C, hành vi này không phải là nếu như anh chưa có hành vi vũ lực hoặc dùng vũ lực để thực hiện các hành vi nhằm mục đích giao cấu với nạn nhân. Do đó anh A trong trường hợp này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về theo quy định của điều 111 bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009.

Chao luat sư! Thua luat sư, toi muon hoi: Anh hàng xóm tôi dùng điện thoai goi dien, nhan tin đe dọa gia dinh chi kia vs số tiền 5.000.000 đồng. Địa điểm giao tien la trước nha người phạm toi, lần đầu giao tien thi ko lay, lan thu 2 thì rủ tien truoc cửa nhava chua lay thi bi cong an bat. Vay xin hoi luat su, tinh huong nhu vay bi phat nhu the nao va bao nhieu nam tu ah? Anh la nguoi tan tat, lam nghe cắt tóc, lam chổi, nuoi 2con nhỏ va vợ cung bi benh than kinh, vay anh co được giam tội ko ah?

Trong trường hợp này, anh ta sẽ phạmtội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại điều 135 bộ luật hình sự vì đã có dùng vũ lực để uy hiếp tinh thần của nạn nhân buộc họ phải giao tài sản cho mình. Liên quan đến vấn đề anh này có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không cần phải kiểm tra xem anh ta có tự nguyện khắc phục hậu quả hay không, có phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu hay không thì mới có thể xem xét giảm nhẹ hình phạt, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự hay không, vấn đề này tùy thuộc vào quyết đinh của tòa án cũng như theo nguyên tắc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 47 bộ luật hình sự 1999.

Thưa luật sư, xin hỏi: Hai tuần trước Em có đặt mua hàng của cửa hàng bacsitinhyeu .com là 1 sản phẩm hỗ trợ sinh lý nam trị giá 700ngàn. Nhưng do bên cửa hàng hẹn 2 ngày sau lấy hàng nhưng sau 2 ngày em không đươc cửa hàng hay bưu điện gọi lấy hàng. Em đã đi làm xa. Sau 5 ngày thì họ gọi điện lấy hàng nhưng đo đi làm nên em không nghe máy được. Họ có nhắn tin đe dọa bên công an và bưu chính viên thông vào nhà lập biên bản lúc đó em sẽ mang tiếng.em có bảo lí do không lấy đươc nữa vì ở xa nhà. nhưng họ ép buộc Em vô cùng bực bội . Trong lúc nóng vội em đã nhắn tin thách thức họ. Cả 2 bên đều có những lời nói thô tục. Trong thời gian 2 ngày gần đây em thường xuyên bị người bên cửa hàng nhắn tin rằng 10 hôm nữa em sẽ bị ra tòa án vi tộì lừa đảo.em sẽ phải bồi thường. Mang án. Và em sẽ bị mang tiếng. Bên họ bảo có đầy đủ bằng chứng như ghi âm cuộc gọi. Địa chỉ email.và sdt. Em rất hoang mang ạ. Xin luật sư cho biết em có tội không ạ. Và em có phải ra tòa không. Em phải làm sao bây giờ ạ..? 🙁

Trong trường hợp này của bạn không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì bạn không có hành vi gian dối cũng như không nắm giữ tài sản của họ. Ở đây chỉ là giao dịch dân sự bình thường và bạn không có nhu cầu mua hàng của họ nữa. Nó không thỏa mãn yếu tố truy cứu trách nhiệm hình sự tại điều 139 của bộ luật hình sự do bạn chưa chiếm đoạt được tài sản của họ cũng như các thông tin bạn cung cấp, hành vi của bạn không thỏa mãn yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *