Không trả được nợ bị ngân hàng kiện ra tòa án nhân dân thì phải làm thế nào???

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tui có vay ngân hàng 15 triệu trả góp trong 24 tháng ra 21 triệu – tui trảgóp được 5 tháng rồi ngưng không trả nữa – rồi tui dọn nhà đến tỉnh khácthay số điện thoại nên ngân hàng không liên lạc được với tui – qua 1 thờigian có người của ngân hàng đem giấy thông báo đến nhà cũ của tui – tronggiấy nói trong 15 ngày không đến ngân hàng trả nợ thì

ngân hàng sẽ kiện ratòa – với tội danh – vậy cho tui hỏi nếu tui ko xuấthiện mà trốn luôn thì tòa có xử không – nhà cũ của tui có bị phát mãi đễtrừ nợ không – nếu bị phát mãi thì phần tiền con dư có trả lại cho tuikhông – tui có bị truy nã không – phiền luật sư tư vấn giúp tui cám ơnngười.

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Xin giấy phép của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2015

Bộ luật hình sự năm 2015

2. Chuyên viên tư vấn:

Theo thông tin bạn nêu ra thì bạn cần xác định rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:

Bạn nêu rằng bạn có vay 15 triệu trong 2 năm đến thời hạn cả gốc và lãi là 21 triệu, bạn mới trả được 5 tháng sau đó thì ngưng không trả nữa, nhưng bạn chưa nói rõ là bạn đã quá thời hạn 24 tháng hay chưa, nếu bên ngân hàng muốn kiện bạn theo hình thức kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thì phải quá thời hạn của hợp đồng vay hoặc trong hạn nếu bạn nợ quá số tháng đã thỏa thuận với phía bên ngân hàng.

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Nếu như nợ vẫn đang trong hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng thì họ không thể khởi kiện bạn ra tòa án để yêu cầu bạn phải trả nợ, mà chỉ gửi thông báo đến cho bạn để thúc giục bạn trả nợ, còn nếu trong hợp đồng vay ban đầu có thỏa thuận về việc chẳng hạn nếu quá thời hạn 3 tháng mà bạn không trả được đồng nào cho phía bên họ thì họ có thể áp dụng các biện pháp xử lý như khởi kiện ra tòa án, đương nhiên trường hơp này họ có thể làm vậy, nhưng chỉ khởi kiện ra tòa án dân sự.

Nếu bạn vừa nợ quá hạn, vừa dọn đến tỉnh khác, mà bạn đã nhà cho phía ngân hàng kèm theo văn bản ủy quyền xử lý tài sản thì kể bạn không có mặt ở địa phương theo sự thỏa thuận ban đầu của hai bên thì bên ngân hàng họ vẩn có quyền xử lý tài sản của bạn nếu có các giấy tờ trên và thanh toán cho bạn khoản tiền còn thừa, còn nếu không có thì bên ngân hàng sẽ phải tiến hành khởi kiện ra tòa án để yêu cầu xử lý tài sản.

Còn bạn đã nợ quá hạn lại không có thế chấp tài sản, bạn chuyển đi khỏi nơi cư trú mà không có bất kỳ một thông báo gì với bên ngân hàng, cắt đứt mọi liên lạc với phía ngân hàng, cũng không xin thông báo gia hạn trả nợ gì cả thì bạn sẽ có dấu hiệu của các tội sau, nếu có hồ sơ đầy đủ các chứng cứ tài liệu liên quan thì cơ quan công an có thể tiến hành khởi tố với bạn:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy để tránh việc phải gánh chịu trách nhiệm hình sự thì bạn nên nêu rõ hoàn cảnh khó khăn về điều kiện kinh tế với phía ngân hàng và xin gia hạn trả nợ, và tháng nào bạn cũng nên gửi tiền cho phía ngân hàng dù ít dù nhiều bạn vẫn sẽ phải gửi.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *