Không đồng ý với bản án phúc thẩm thì phải làm thế nào?

Thưa luật sư, sau khi xét xử ở cấp phúc thẩm xong, trong trường hợp tôi không đồng ý kết luận trong bản án phúc thẩm của Tòa thì tôi phải làm thế nào? Tôi có được nộp cho Tòa án tối cao hay cấp cao gì không? Nội dung là giám đốc thẩm hay phúc thẩm lại?

Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: V.C.S

Câu hỏi được biên tập từ của xin giấy phép

Tư vấn thủ tục trong tố tụng

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Cơ sở pháp lý:

– 5

– 5

-5

Phân tích nội dung:

Do bạn không nêu rõ vụ việc của bạn thuộc lĩnh vực dân sự, hình sự hay hành chính nên chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một cách khái quát nhất đối với trường hợp mà bạn đang thắc mắc.

Điều 17 5, Điều 27 5 và Điều 11 5 đều quy định nguyên tắc Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Theo đó, bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng. Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn theo quy định thì có hiệu lực pháp luật. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, theo quy định về nguyên tắc hai cấp xét xử, Tòa án sẽ chỉ giải quyết vụ việc theo hai cấp đó là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm (trong trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị)

Đối với bản án, quyết định phúc thẩm bạn sẽ không có quyền kháng cáo bởi đó là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật kể từ lúc được tuyên bố.

Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật có điểm không đúng đắn. Vì vậy, để đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác xét xử của tòa án, bảo đảm được việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự thì những bản án, quyết định có sai lầm, mặc dù đã có hiệu lực pháp luật vẫn phải được kháng nghị để xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Theo quy định tại Điều 331 và Điều 354 5; Điều 373 và Điều 400 5; Điều 260 và Điều 283 5, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bao gồm:

– Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

– Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

Do thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực do phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án hoặc phát hiện ra tình tiết mới quan trọng của vụ án mà Tòa án và các đương sự không biết được khi Tòa án giải quyết vụ án nên để đảm bảo tính ổn định của bản án, quyết định và nâng cao trách nhiệm của những người có thẩm quyền trong việc kiểm sát, giám đốc việc xét xử thì chỉ có những người có thẩm quyền mới có quyền kháng nghị yêu cầu Tòa án xét lại bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Vì vậy, trong trường hợp này, bạn không có quyền kháng cáo lên Tòa án nhân dân tối cao nữa mà chỉ có quyền phát hiện các tình tiết là căn cứ kháng nghị hoặc những sai lầm, vi phạm pháp luật của tòa án đã giải quyết vụ án sau đó khiếu nại, tố cáo hoặc thông báo cho những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm để họ xem xét và quyết định có kháng nghị hay không.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng ./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT – CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *