Khi nào thì được xem là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính nếu kinh doanh game qua đêm

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mong ls tư vấn giúp, tôi là hộ kinh doanh game điện tử, không phải trò chơi có thưởng gì cả ạ, vừa qua bên công an phường xuống kiểm tra cơ sở và phạt tôi về việc kinh doanh qua đêm vì thấy đèn sáng. Ls cho tôi hỏi nếu tôi bị xử phạt hành chính như vậy thì có được coi là tiền sự không?

Mục lục bài viết

Nếu tôi không muốn nộp phạt thì có phải chịu trách nhiệm gì không? Nhờ luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn!

1. Mức xử phạt khi kinh doanh game qua đêm

Kinh doanh dịch vụ internet là loại hình kinh doanh có điều kiện, khi hoạt động bạn phải đảm bảo những điều kiện mà pháp luật quy định.

Theo Khoản 8 Điều 36 có quy định quán game được phép hoạt động trong khung thời gian quy định và không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau.

Nếu bạn vi phạm, hoạt động sau 22h đêm thì sẽ bị xử phạt về hành vi không tuân thủ thời gian hoạt động theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 32 , mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

2. Bị xử phạt vi phạm hành chính có được coi là “tiền sự”

“Tiền sự” là thuật ngữ được dùng để chỉ những người trước đây đã có lần vi phạm pháp luật đã bị xử lý về hành chính, hoặc đã có lần phạm tội hình sự nhưng chưa đến mức bị truy tố, xét xử hoặc được tha miễn trách nhiệm hình sự.

Tiền sự là một tình tiết về nhân thân người vi phạm, được xem xét, cân nhắc khi quyết định hình thức và mức độ xử lý khi người có tiền sự có hành vi vi phạm pháp luật mới.

Theo điều 7 thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:

– Một là, Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

– Hai là, Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Bên cạnh đó, Theo khoản 1 quy định có các hình thức xử phạt vi phạm hành chính sau đây:

Cảnh cáo;

– Phạt tiền;

– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);

– Trục xuất

Như vậy nếu bạn bị xử phạt vi phạm hành chính thì việc này sẽ trở thành “tiền sự”, tuy nhiên theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính gồm hai trường hợp đó là:

Thứ nhất, Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ hai, Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

3. Không thực hiện nộp phạt vi phạm hành chính bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 78 quy định về thủ tục nộp tiền phạt thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Chính vì thế, nếu bạn thực sự có hành vi vi phạm thì bạn nên tuân thủ theo quy định và nộp phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định của pháp luật chứ không nên trốn tránh nghĩa vụ, vì ngoài việc nộp tiền phạt còn phải nộp thêm một số tiền lãi là 0,05% trên số tiền chưa nộp tính trên số ngày chậm nộp.

Còn nếu bạn chứng minh được rằng mình không có hành vi vi phạm, việc xử phạt của công an phường là trái thẩm quyền, sai về trình tự, thủ tục trong lập biên bản hay ra quyết định xử phạt, hoặc áp dụng căn cứ pháp luật xác định sai hành vi vi phạm, đưa ra mức xử phạt không đúng, thì tùy từng trường hợp cụ thể, nếu bạn không đồng ý với việc xử phạt đó thì có thể làm đơn khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền, khiếu nại về hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính theo luật khiếu nại là luật tố tụng hành chính, chứ bạn không nên cố tình không hợp tác hay không nộp phạt nếu mình thực sự sai phạm.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số:để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *