Khái niệm tên thương mại, định nghĩa nhãn hiệu những hiểu lầm phát sinh từ thực tiễn pháp lý ?

Tên thương mại và nhãn hiệu là hai khái niệm có cách hiểu hoàn toàn khác nhau theo quy định của pháp luật. xin giấy phép phân tích một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc sử dụng khái niệm thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại để quý khách hàng tham khảo:

Mục lục bài viết

1. Khái niệm tên thương mại, nhãn hiệu ? Một số cách hiểu sai lầm

Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) đã đi vào đời sống xã hội từ 1 tháng 7 năm 2006. Giới doanh nghiệp trong và ngoài nước đều rất quan tâm đến các quy định bảo hộ của luật này, đặc biệt là các quy định có liên quan đến các hoạt động thương mại. Qua thực tiễn thực hiện các quy định của luật, chúng tôi xin đưa ra một số suy nghĩ về hình thức và các tiêu chí bảo hộ đối với tên thương mại và nhãn hiệu trong Luật SHTT.

1.1. Sự khác biệt, trùng lặp và phụ thuộc lẫn nhau

Trước hết, hãy xem qua định nghĩa về nhãn hiệutên thương mại trong Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó, tên thương mại là “tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Còn nhãn hiệu “là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Ở đây, có thể thấy ngay sự khác biệt cũng như sự trùng nhau giữa tên thương mại nhãn hiệu. Cụ thể, tên thương mại là tên gọi còn nhãn hiệu là dấu hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phân biệt này hoàn toàn chỉ có tính tương đối. Trong trường hợp này thì tên thương mại thường được tiếp nhận là tên đầy đủ của công ty như ghi trong Giấy đăng ký kinh doanh, còn nhãn hiệu là tên của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó do doanh nghiệp đưa ra thị trường. Đó là sự khác biệt.

Trong trường hợp khác thì tên thương mại nhãn hiệu có thể là một, do doanh nghiệp dùng tên gọi của mình làm dấu hiệu chính để phân biệt hàng hoá, dịch vụ với chủ thể khác. Vậy lúc này, tên thương mại có còn được hiểu là tên doanh nghiệp như trong Giấy đăng ký kinh doanh không? Điều này chưa được làm rõ trong các nghị định hướng dẫn thi hành và có thể, nó sẽ là nội dung tranh chấp trong thực tiễn. Trên thực tế, tên gọi của một doanh nghiệp thường được người tiêu dùng tiếp nhận một cách ngắn gọn, ví dụ “Đồng Tâm”, “Trung Nguyên”… mà ít ai biết được tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp đó và đây chính là điểm sẽ gây tranh cãi trong tương lai, vì liệu các cơ quan chức năng có cách hiểu giống như vậy không? Đây là sự trùng nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu. Do vậy, các quy định của luật pháp cần phải tính đến một thực tế trong thương mại về cách hiểu và tiếp nhận của người tiêu dùng đối với tên gọi của tổ chức dùng trong kinh doanh.

Một sự khác biệt nữa là bản thân tên thương mại có thể tự động được bảo hộ (nếu đáp ứng các tiêu chí đã được quy định) mà không cần làm thủ tục đăng ký (khoản 3 Điều 6 ) còn nhãn hiệu thì bắt buộc phải trải qua thủ tục nộp đơn đăng ký (trừ trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng) và thẩm định. Phạm vi bảo hộ của tên thương mại, xét theo từng khía cạnh là có thể hẹp hơn phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu (trên toàn lãnh thổ Việt Nam) nhưng trong một số trường hợp sẽ là tương đương như nhãn hiệu. Cụ thể, tên thương mại sẽ chỉ được bảo hộ trong một khu vực kinh doanh và định nghĩa về khu vực kinh doanh đã được xác định là “khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng”. Việc xác định khu vực kinh doanh hạn chế hay rộng lớn sẽ là vấn đề tranh chấp trong tương lai và chính là vấn đề pháp lý sẽ phát sinh.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tên thương mạinhãn hiệu có thể thấy qua tiêu chí quy định về khả năng phân biệt của tên thương mại và nhãn hiệu. Tên thương mại và nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì phải có khả năng phân biệt. Theo điều 74, khoản 2 (k) Luật SHTT thì nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu có “dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”. Ngược lại, theo khoản 3 Điều 78 Luật SHTT thì tên thương mại chỉ được coi là có khả năng phân biệt nếu “không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác”. Chính sự phụ thuộc lẫn nhau này cũng sẽ là vấn đề pháp lý phát sinh trong tương lai và là điều mà các doanh nghiệp cần lường trước trong hoạt động thương mại.

1.2. Một số tình huống pháp lý

Qua thực trạng đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch – Đầu tư các địa phương trong thời gian qua, có thể thấy một số vấn đề pháp lý đang nảy sinh như sau:

Xác định thế nào là tên thương mại của doanh nghiệp – một việc tưởng dễ mà hoá khó. Việc các doanh nghiệp có tên gọi trùng nhau trong giấy đăng ký kinh doanh (cả về tên riêng, các bổ ngữ và loại hình sản xuất, kinh doanh) trên cùng một tỉnh, thành phố thì không xảy ra, nhưng lại có thể xảy ra trên các tỉnh thành khác nhau do chúng ta không có một cơ quan chung chuyên cấp giấy đăng ký kinh doanh và vì vậy, không thể có một cơ sở dữ liệu chung duy nhất. Tuy nhiên, việc có các doanh nghiệp chỉ khác nhau về tên gọi loại hình sản xuất, kinh doanh và các bổ ngữ (ví dụ: kinh doanh thực phẩm, chế biến nông sản, v.v.) còn trùng nhau về tên riêng là điều đã xảy ra trên cùng một địa bàn. Giải quyết các tranh chấp này là rất khó vì thiếu quy định rõ ràng. Nếu như các doanh nghiệp có các lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì dễ phân xử, nhưng trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay thì điều gì sẽ xảy ra nếu:

– Các doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề;

– Các tập đoàn lớn, đa ngành nghề có thể lấy cớ là uy tín của mình để có thể đè bẹp các doanh nghiệp nhỏ khác (không may trùng tên) tại các địa bàn khác;

Và những tình huống khác cần chú ý:

– Quy định nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu “trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác” sẽ gây khó khăn cho việc bảo hộ nhãn hiệu vì như đã biết, tên thương mại có phạm vi bảo hộ theo khu vực kinh doanh (hẹp hơn nhiều so với phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu). Vậy thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào đâu để xác định khu vực kinh doanh của tên thương mại? Quy định này có thể được các bên sử dụng để làm phát sinh các tranh chấp trong tương lai. Chẳng hạn, có thể dùng để yêu cầu huỷ bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đang được bảo hộ. Việc này nếu xảy ra thì thực sự sẽ gây sự quá tải cho các cơ quan chức năng và nếu quá tải thì việc giải quyết tranh chấp sẽ bị đình trệ và từ đó, dẫn đến thực thi pháp luật không hiệu quả.

– Giả sử tên thương mại chỉ có danh tiếng trong một khu vực địa lý nhất định thì liệu một nhãn hiệu đang được bảo hộ có bị đình chỉ hiệu lực tương ứng với khu vực đó không? Chưa có quy định nào nói về vấn đề này.

– Xác định đâu là tên thương mại để làm cơ sở cho việc huỷ bỏ hiệu lực của một nhãn hiệu đang được bảo hộ còn là vấn đề hết sức mơ hồ. Như đã nói ở trên, thực trạng tên doanh nghiệp trong giấy đăng ký kinh doanh có thể chỉ khác nhau về loại hình sản xuất, kinh doanh, các bổ ngữ, còn vẫn trùng nhau về tên riêng.

– Thực tế thẩm định các đơn nhãn hiệu tại cơ quan chức năng cũng chưa thể áp dụng quy định liên quan đến tên thương mại vì rõ ràng là thiếu quá nhiều điều kiện (không có cơ sở dữ liệu chung, không có cơ sở pháp lý để xác định tên thương mại, khu vực kinh doanh, danh tiếng v.v..). Việc áp dụng (nếu có thể) sẽ kéo dài thời gian thẩm định lên rất nhiều (đi ngược với tiêu chí rút gọn thời gian xử lý). Tuy nhiên, sự phụ thuộc giữa nhãn hiệu và tên thương mại như đã nói ở trên vẫn sẽ được áp dụng (do đã quy định trong Luật SHTT) và đây là quy định mà các doanh nghiệp cần tính đến và vận dụng sao cho linh hoạt trong các tranh chấp thương mại (kể cả với các doanh nghiệp nước ngoài).

*Từ những vấn đề nêu trên, có thể thấy ngay là loại hình bảo hộ nào cũng sẽ có những bất cập đặc thù. Vấn đề là doanh nghiệp phải nắm vững và vận dụng linh hoạt những quy định của “cuộc chơi sở hữu công nghiệp” để được đảm bảo vững chắc, ổn định quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Minh Khuê (biên tập)

2. Nhãn hiệu và thương hiệu có gì khác nhau ?

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại chính thức.

Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.

Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Lưu ý phân biệt thương hiệu với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa: Innova, Camry…

Thương hiệu (brand, brand name, trademark), hiểu một cách đơn giản, là một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu ngày nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong nền kinh kế. Hàng hiệu hoặc đồ hiệu được coi là những “vật phẩm văn hóa và triết lý cá nhân”.

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh, biểu trưng hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu chính là thứ đầu tiên và quan trọng nhất giúp Doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng hay đối tác của mình. Nhãn hiệu cũng là yếu tố giúp khẳng định vị thế của Doanh nghiệp đối với các đối thủ cạnh tranh khác.

Khi tiếp cận với một Doanh nghiệp để nhận diện và lựa chọn được một cách chính xác những dòng sản phẩm/ dịch vụ nào đó, người tiêu dùng không dựa vào hình dáng bên ngoài của sản phẩm mà sẽ phân biệt chúng thông qua nhãn hiệu. Nói cách khác, chính nhãn hiệu tạo nên sự khác biệt và lưu giữ hình ảnh của một thương hiệu. Đồng thời, đây cũng chính là đối tượng dễ bị “nhái” nhất khi các đơn vị cạnh tranh khác muốn “ăn theo” uy tín doanh nghiệp. Do đó, để bảo vệ thương hiệu và chống sự cạnh tranh không lành mạnh từ phía các đối thủ, cách tốt nhất là doanh nghiệp nên đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm và dịch vụ mà mình cung ứng.

Xin giấy phép (biên tập)

3. Một số quy định, đặc điểm chung về nhãn hiệu ?

Cùng với sự phát triển của kinh tế và các hoạt động kinh doanh thương mại thì sự xâm phạm các diễn ra ngày càng nhiều, đặc biệt là những sự xâm phạm, tranh chấp liên quan đến Nhãn hiệu của các loại hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể trong quá trình khai thác, sử dụng.

Một số quy định, đặc điểm chung về nhãn hiệu?

3.1. Định nghĩa nhãn hiệu

Theo quy định tại khoản 16 điều 4 : “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Từ định nghĩa trên, có thể dễ dàng thấy được chức năng cơ bản và quan trọng của nhãn hiệu đó là phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác nhau. Nhờ có nhãn hiệu hàng hóa mà người tiêu dùng có thể xác định được hàng hóa, dịch vụ mà mình mong muốn.

3.2. Chức năng của nhãn hiệu

Bên cạnh chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, mà nhãn hiệu còn có các chức năng khác:

Thứ nhất, chức năng thông tin nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ: Người tiêu dùng quyết định chọn mua một sản phẩm nào đó mà không hề do dự vì trước đây họ đã mua hàng hóa đó rồi, đã biết hàng hóa của nhà sản xuất nào và hoàn toàn tin tưởng vào hàng hóa của nhà sản xuất đó. Như vậy, chỉ cần nhìn vào nhãn hiệu hàng hóa, người tiêu dùng có thể có quyền nghĩ rằng các sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hóa đều có cùng nguồn gốc hoặc có mối liên hệ giữa các nhà sản xuất khác nhau sử dụng nhãn hiệu hàng hóa giống nhau. Đối với các hàng hóa nhập khẩu hoặc sản xuất theo hợp đồng li-xăng, thì nhãn hiệu hàng hóa còn đóng vai trò chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hóa đó.

Thứ hai, chức năng thông tin về sản phẩm: Người tiêu dùng chọn mua hàng hóa vì họ hài lòng về chất lượng, giá cả của hàng hóa đó. Họ chọn mua hàng hóa đó vì họ biết được chất lượng của hàng hóa, sản phẩm được chế tạo từ loại vật liệu gì, hàng hóa đó phù hợp với nguồn tài chính của họ và nhiều thông tin khác về sản phẩm đó. Như vậy, nhãn hiệu hàng hóa có chức năng thông tin gián tiếp về sản phẩm.

Thứ ba, chức năng quảng cáo: Thông qua vai trò cá thể hóa sản phẩm, màu sắc, sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu hàng hóa còn thực hiện chức năng quảng cáo sản phẩm cho nhà sản xuất để sản phẩm có thể sớm đến được với người tiêu dùng.

Cuối cùng, chức năng kiểm tra và tổ chức thị trường: Sự nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa thu hót nhà sản xuất đi đến lùa chọn nhãn hiệu hàng hóa làm phương tiện để kiểm tra thị trường. Nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng chiếm lĩnh thị trường, thị phần càng lớn, thì nhà sản xuất có nhiều cơ hội để kiểm tra và tổ chức thị trường có lợi cho mình.

3.3. Phân loại nhãn hiệu

Dựa vào các tiêu chí mà nhãn hiệu được phân loại như sau:

Thứ nhất, dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu

– Nhãn hiệu chữ: bao gồm các chữ cái (có thể kèm theo cả chữ số), từ (có nghĩa hoặc không có nghĩa; có thể là tên gọi, từ tự đặt…), ngữ (một cụm từ, có thể là một khẩu hiệu trong kinh doanh)…

– Nhãn hiệu hình: bao gồm hình vẽ, ảnh chụp, biểu tượng, hình khối (hình không gian ba chiều);

– Nhãn hiệu kết hợp: kết hợp cả từ ngữ và hình ảnh. Những nhãn hiệu này có thể được thể hiện đen trắng hoặc kết hợp cả màu sắc.

Thứ hai, chức năng của nhãn hiệu:

– Nhãn hiệu hàng hóa (trademarks): là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa của những người sản xuất khác nhau;

– Nhãn hiệu dịch vụ (service marks): là dấu hiệu để phân biệt dịch vụ do các chủ thể kinh doanh khác nhau cung cấp.

– Nhãn hiệu tập thể (collective marks): Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

– Nhãn hiệu chứng nhận (certification marks):Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Nhãn hiệu liên kết là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau

– Nhãn hiệu nổi tiếng (famous marks): Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam

4. Cách đăng ký bảo hộ độc quyền lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, thẩm mỹ viện

Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được coi là một trong số những dịch vụ nổi bật của Công ty Luật TNHH Minh Khuê. Với uy tín của mình, Công ty Luật TNHH Minh Khuê đã hợp tác với nhiều cá nhân, tổ chức trong, ngoài nước trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng.

Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ y tế The Medcare là một trong số những khách hàng mà Công ty Xin giấy phép đã thực hiện dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “THE MED CARE”. Chúng tôi giới thiệu và phân tích cách mô tả nhãn hiệu này trong quá trình đăng ký để Quý khách hàng tham khảo và vận dụng trong từng trường hợp cụ thể:

Mẫu nhãn hiệu:

Đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu The Med Care

Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: màu xanh lục và màu xanh lam.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần chữ và phần hình.

Phần hình: Là hình bông hoa được thiết kế cách điệu được tạo bởi hai bông hoa bốn cánh có màu xanh lam và màu xanh lục lồng ghép vào nhau.

Phần chữ: Là chữ “THE MED CARE” in hoa, in đậm. Trong đó chữ “THE” và chữ “MED” có màu xanh lam và không có nghĩa, chữ “CARE” có màu xanh lục và có nghĩa là “chăm sóc”. Ba chữ “THE”, “MED”, “CARE” có kích thước bằng nhau, trong đó chữ “T”, “M”, “C” được viết cao hơn các chữ còn lại.

Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tổng thể với nhóm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như sau:

Nhóm 44: Trung tâm chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe, tư vấn sức khỏe, dịch vụ trợ giúp y tế, dịch vụ y tế tại bạnh viện, dịch vụ thẩm mỹ viện.

Số đơn: 4-2015-09062.

Ngày nộp đơn: 16/04/2015

Ngày chấp nhận đơn hợp lệ: 15/05/2015

Thông tin chủ đơn:

Tên đầy đủ: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ y tế The Medcare

Địa chỉ: Số 155B Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

5. Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đối với các sản phẩm mỹ phẩm

Công ty Xin giấy phép là đối tác tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng và các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực khác nói chung với tiêu chí trung thực, uy tín và chất lượng.

1. Thông tin chủ đơn:

Tên đầy đủ: Công ty TNHH một thành viên Sungdo Vina

Địa chỉ: Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

2. Thông tin nhãn hiệu:

– Mẫu nhãn hiệu:

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: Màu đen và màu trắng

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần chữ trên nền màu trắng.

Phần chữ: Là chữ “SHINETREE” có màu đen, được viết in hoa, in đậm, được thiết kế cách điệu, không có nghĩa.

Nhãn hiệu đăng kí bảo hộ tổng thể.

Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:

Nhóm 03: Chế phẩm mỹ phẩm để tắm; mặt nạ làm đẹp; mỹ phẩm; sơn môi; nước thơm dùng cho mục đích mỹ phẩm; chế phẩm trang điểm; sữa làm sạch (dùng cho mục đích vệ sinh thân thể, mục đích trang điểm); nước sơn móng; dầu gội đầu; chế phẩm mỹ phẩm để chăm sóc da; chế phẩm chống nắng.

Nhóm 35: Dịch vụ mua bán: chế phẩm mỹ phẩm để tắm, mặt nạ làm đẹp, mỹ phẩm, son môi, nước thơm dùng cho mục đích mỹ phẩm, chế phẩm trang điểm, sữa làm sạch (dùng cho mục đích vệ sinh thân thể, mục đích trang điểm), nước sơn móng, dầu gội đầu, chế phẩm mỹ phẩm để chăm sóc da, chế phẩm chống nắng.

Số bằng: 292948

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận sở hữu trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *