Có được yêu cầu xem biên bản phiên tòa ngay tại phiên tòa sơ thẩm không?

Xin chào Công ty xin giấy phép, cho tôi hỏi tại phiên toà sơ thẩm, bị đơn và nguyên đơn có quyền được xem ngay biên bản phiên tòa của phiên tòa đó hay ko? Nếu không thì trong thời gian là bao lâu thì được xem và theo quy định ở văn bản nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

;

;

2. Luật sư tư vấn:

Điều 236 quy định về Biên bản phiên tòa như sau:

Điều 236. Biên bản phiên tòa

1. Biên bản phiên tòa phải ghi đầy đủ các nội dung sau đây:

a) Các nội dung chính trong quyết định đưa vụ án ra xét xử quy định tại khoản 1 Điều 220 của Bộ luật này;

b) Mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa;

c) Các câu hỏi, câu trả lời và phát biểu tại phiên tòa.

2. Ngoài việc ghi biên bản phiên tòa, Hội đồng xét xử có thể thực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên tòa.

3. Sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký phiên tòa ký biên bản đó.

4. Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.”

Theo đó, tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự, Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng chỉ được yêu cầu xem lại Biên bản phiên tòa sau phiên tòa kết thúc và chủ tọa phiên toàn cùng với Thư ký phiên tòa đã ký biên bản đó. Những người tham gia tố tụng không được yêu cầu xem biên bản phiên tòa trong quá trình phiên tòa đang diễn ra, tuy nhiên được quyền yêu cầu ngay sau khi phiên tòa kết thúc mà không cần phải đợi một khoảng thời gian nhất định.

Theo quy định tại Điều 68, Mục 1 Chương VI – Người tham gia tố tụng, , thì người tham gia tố tụng bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, trong đó có nguyên đơn và bị đơn trong vụ án dân sự, cụ thể như sau:

“Chương VI

NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG

Mục 1. ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ VIỆC DÂN SỰ

Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự

1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.

Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.

3. Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.

…”

Như vậy, từ những phân tích trên thì nguyên đơn, bị đơn trong vụ án dân sự có quyền yêu cầu xem Biên bản phiên tòa ngay sau khi phiên tòa kết thúc, đồng thời nguyên đơn và bị đơn có quyền yêu cầu ghi lại những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận.

Bên cạnh các quy định pháp luật về tố tụng dân sự, cũng quy định về Biên bản phiên tòa như sau:

Điều 258. Biên bản phiên tòa

1. Biên bản phiên tòa phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa và mọi diễn biến tại phiên tòa từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc phiên tòa. Cùng với việc ghi biên bản, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh về diễn biến phiên tòa.

2. Các câu hỏi, câu trả lời, lời trình bày và quyết định tại phiên tòa đều được ghi vào biên bản.

3. Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Tòa án ký vào biên bản đó.

4. Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.”

Theo đó, pháp luật về tố tụng hình sự còn quy định cụ thể hơn về thủ tục sửa đổi, bổ sung, cụ thể trong trường hợp có người yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Thư ký Tòa án không được tầy xóa, sửa chữa mà phải ghi sửa đổi, bổ sung đó tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận, nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *