Hướng dẫn viết mẫu phiếu khai báo tạm vắng, phiếu theo dõi hồ sơ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu theo đúng quy định của Pháp Luật

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, tôi có mẫy mẫu sử dụng trong quản lý cư trú là phiếu khai báo tạm vắng, phiếu theo dõi hồ sơ hộ khẩu, giấy chuyển hộ khẩu nhưng tôi không biết phải viết như thế nào cho đúng, tôi có tìm hiểu cách viết nhưng có quá nhiều nguồn thông tin, tôi không biết nguồn thông tin nào mới đúng quy định của Pháp luật. Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> 

Thưa Luật sư, tôi có mẫy mẫu sử dụng trong là phiếu khai báo tạm vắng, phiếu theo dõi hồ sơ hộ khẩu, giấy nhưng tôi không biết phải viết như thế nào cho đúng, tôi có tìm hiểu cách viết nhưng có quá nhiều nguồn thông tin, tôi không biết nguồn thông tin nào mới đúng quy định của Pháp luật.  Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư. 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Về vấn đề này của bạn, bạn có thể tham khảo một số quy định trong Thông tư 36/2014/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành. Cụ thể như sau:

– Thứ nhất là về yêu cầu ghi biểu mẫu:

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 36/2014/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành có quy định cụ thể như sau:

Điều 6. Yêu cầu ghi biểu mẫu
1. Ghi chính xác, thống nhất những nội dung trong từng biểu mẫu, chữ viết phải rõ ràng, viết cùng một loại mực, không viết tắt.
2. Người đến làm thủ tục đăng ký cư trú không biết chữ hoặc không thể tự kê khai được thì nhờ người khác kê khai hộ theo lời khai của mình. Người kê khai hộ phải kê khai trung thực, ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về việc kê khai hộ đó.
3. Các sổ phải được viết liên tục theo thứ tự từng trang, không được bỏ trống; phải ghi đầy đủ, rõ ràng các nội dung ở bìa và các trang của sổ.
4. Các cột, mục trong biểu mẫu phải được ghi theo đúng chú thích hướng dẫn trong các biểu mẫu (nếu có) và quy định tại Thông tư này.
5. Nghiêm cấm việc tự ý tẩy xóa, sửa chữa, bổ sung làm sai lệch nội dung đã ghi trong biểu mẫu.

– Thứ hai về nội dung của các biểu mẫu, trong một số những trong biểu mẫu như bạn đang trình bày có những quy định chung về nhưng thông tin chung trong biểu mẫu. Cụ thể, tại Điều 7 của thông tư này cũng có quy định về thông tin chung như sau:

Điều 7. Thông tin chung trong biểu mẫu
1. Thông tin chung trong các loại biểu mẫu bao gồm: Thông tin về cá nhân, về địa chỉ cư trú và về cơ quan có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú.
2. Cách ghi thông tin về cá nhân
Khi ghi thông tin về cá nhân phải căn cứ vào giấy khai sinh và các giấy tờ hộ tịch khác. Nếu không có các giấy tờ trên thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.
a) Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu;
b) Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh;
c) Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân và số hộ chiếu (nếu có cả hai giấy tờ này);
d) Mục “Giới tính”: Nếu giới tính nam thì ghi là Nam, nếu giới tính nữ thì ghi là Nữ;
đ) Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh;
e) Mục “Nguyên quán”: Ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh không có mục này thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Nếu không xác định được ông, bà nội hoặc ông bà ngoại thì ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hoặc mẹ. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại;
g) Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam, quốc tịch khác (nếu có);
h) Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp;
i) Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
3. Cách ghi thông tin về địa chỉ cư trú
Ghi cụ thể, đầy đủ số nhà, phố, đường phố; tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp ở nước ngoài về đăng ký cư trú thì ghi rõ địa chỉ cư trú ở nước ngoài (ghi rõ phiên âm bằng tiếng Việt).
4. Ghi thông tin về cơ quan có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú
Dòng trên ghi cơ quan Công an cấp trên trực tiếp, dòng dưới ghi tên cơ quan Công an có thẩm quyền đăng ký, quản lý cư trú.

– Thứ ba là cách ghi cụ thể các mẫu theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể căn cứ theo Điều 12,13, 14 Thông tư 36/2014/TT-BCA về biểu mẫu sử dụng trong đăng ký, quản lý cư trú do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành có quy định cụ thể như sau: 

Điều 12. Cách ghi Phiếu khai báo tạm vắng
1. Mục “Nơi thường trú/nơi tạm trú”: Nếu ghi nơi thường trú thì gạch nơi tạm trú và ngược lại.
2. Mục “Lý do tạm vắng”: Ghi rõ lý do đi khỏi nơi cư trú.
3. Phần phiếu cấp cho công dân thì Trưởng công an xã, phường, thị trấn nơi cấp phiếu khai báo tạm vắng phải ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu; phần lưu thì Trưởng Công an xã, phường, thị trấn và người khai báo chỉ cần ký, ghi rõ họ, tên.

Điều 13. Cách ghi phiếu theo dõi hồ sơ hộ khẩu
1. Mặt trước:
a) Mục “Hồ sơ hộ khẩu số”: Ghi theo số hồ sơ hộ khẩu trong tàng thư hồ sơ hộ khẩu;
b) Mục “Danh sách những người trong hộ”: Ghi đầy đủ, chính xác từng người trong hộ.
2. Mặt sau: Ghi tiếp danh sách những người trong hộ theo hướng dẫn tại mặt trước (nếu mặt trước không đủ để ghi).

Điều 14. Cách ghi giấy chuyển hộ khẩu
1. Số giấy chuyển hộ khẩu: Ghi theo số thứ tự cấp giấy chuyển hộ khẩu từng năm tại cơ quan Công an có thẩm quyền.
2. Mục “Lý do chuyển hộ khẩu”: Ghi rõ lý do chuyển hộ khẩu.
3. Mục “Họ và tên chủ hộ nơi đi” và “quan hệ với chủ hộ”: Ghi họ, tên, mối quan hệ thực tế với chủ hộ nơi người đăng ký thường trú chuyển đi (nơi đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu).
4. Mục “Những người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu”: Ghi theo sổ đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu các thông tin của người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu.
Trường hợp chuyển cả hộ thì cơ quan Công an nơi cấp giấy chuyển hộ khẩu phải ghi rõ chuyển đi cả hộ để thông báo cho cơ quan Công an nơi người đăng ký thường trú chuyển đến. Trước khi cấp sổ hộ khẩu mới, cơ quan Công an nơi người đăng ký thường trú chuyển đến thu lại sổ hộ khẩu cũ để lưu tại tàng thư hồ sơ hộ khẩu.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *