Hướng dẫn thủ tục và quy trình giải quyết tranh chấp đất đai?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tranh chấp đất đai là việc một cá nhân, hộ gia đình, tổ chức hoặc doanh nghiệp xảy ra những mâu thuẫn về lợi ích khi thực hiện quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của mình với người khác. Luật sư tư vấn và giải đáp một số tranh chấp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Hướng dẫn thủ tục và quy trình ?

Chào luật sư, tôi xin hỏi về giải quyết tranh chấp đất đai của tôi như sau: Vào tháng 09/2003, bà Lê Thị Đ – mẹ ruột của tôi có để lại cho tôi hai thửa đất thuộc tờ bản đồ số 6 bao gồm thửa 962, đất ruộng với diện tích là 2341 m2 và thửa 846 đất thổ cư với diện tích 2093 m2, trong đó thửa 846 đất thổ hình chữ L đang bị ông Nguyễn Văn S ngang nhiên chiếm sử dụng phần đuôi của chữ L với diện tích là 800m2.

Quá bức xúc nên tôi gửi đơn hòa giải lên ấp vào chiều ngày 08/05/2016 tại nhà của ông Phan Văn M – trưởng ấp, nhưng không thành. Sau đó, hòa giải lúc 8h sáng 19/07/2016 tại UBND Xã Lợi Bình Nhơn, cũng không thành, nhưng có lẽ nhận thấy hành vi của mình là sai nên ông về tháo dở chuồng bò, chuồng vịt trên đất tôi lúc 14h thứ bảy ngày 23/07/2016, nhưng nhà sau của con ông S vẫn còn nằm trên đất của tôi, tôi yêu cầu tháo dở nhưng ông S không đồng ý.

Vào ngày 27/07/2016 tôi có gửi đơn Khởi kiện lên Tòa án nhân dân Tp. Tân An, tỉnh Long An yêu cầu ông Nguyễn Văn S trả lại phần đất 800m2 thuộc thửa 846, tờ bản đồ số 6, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào ngày 20 tháng 09 năm 2003. Nhưng quá lâu không biết giải quyết như thế nào. Tôi đang rất buồn rầu và lo lắng không biết phải đối mặt với những câu hỏi của tòa án: Tại sao đất của mình mà để cho người khác sử dụng trong 13 năm như vậy? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Trân trọng cảm ơn!

Hướng dẫn thủ tục và quy trình giải quyết tranh chấp đất đai ?

Trả lời:

Theo những thông tin bạn cung cấp, gia đình ông S đã lấn chiếm diện tích 800m2 của gia đình bạn. Đối với diện tích đất đã bị lấn chiếm, gia đình bạn đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có đầy đủ căn cứ để được pháp luật bảo vệ. Vụ việc cũng đã được hòa giải nhưng không thành, như vậy không có căn cứ khi nói gia đình bạn không phản ứng khi bị gia đình ông S lấn chiếm đất. Khi khởi kiện lên Tòa án, bạn cần cung cấp đủ các chứng cứ để Tòa án đủ cơ sở xử lý vụ việc và không ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn. Khi có đủ chứng cứ thì dù 13 năm qua gia đình bạn không có phản ứng rõ rệt với hành vi lấn chiếm đất thì Tòa án cũng sẽ ra quyết định yêu cầu ông S trả lại đất cho gia đình bạn. Theo quy định của và về chiếm hữu không có căn cứ pháp luật thì ông S đã lấn chiếm đất của gia đình bạn biết là trái quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi trái pháp luật nên sẽ không được pháp luật bảo vệ. Trường hợp của ông S là chiếm không có căn cứ pháp luật và không ngay tình.

Thậm chí, gia đình bạn có quyền nộp đơn yêu cầu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn đất của ông S theo quy định tại Điều 10 :

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

Gia đình bạn nên chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đầy đủ theo thủ tục sau đây để có đủ căn cứ bảo vệ quyền lợi của chính mình. Nội dung cụ thể của hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc một trong các giấy tờ theo quy định pháp luật Đất đai;

+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trogn sổ đăng ký ruộng đấy, sổ địa chính;

+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, hoặc tài sản gắn liền với đất;

+ Giấy tờ , mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 nay được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng đất trước ngày 15/10/2003;

+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở thuộc chế độ cũ cấp cho ngưới sử dụng đất

+ Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án; quyết ssịnh giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước cớ thẩm quyền đã được thi hành;

+ Các giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Quyết định cấp đất, bản án, quyết định của Tòa án…;

+ Các biên bản giải quyết của cơ quan chức năng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Biên bản hòa giải tại xã, phường.

Sau khi nộp , bạn thực hiện các thủ tục theo quy định của Tòa án theo quy định của .

>> Tham khảo ngay:

2. Tranh chấp đất đai về việc đặt dường ống nước qua phần đất người khác?

Thưa luật sư, tôi có vài thắc mắc về vấn đề sử dụng đất nhờ luật sư giải đáp thắc mắc này giúp tôi. Trước đây, ông nội tôi có cho cô tôi một miếng đất để xây nhà và để lại một con đường nhỏ để cô tôi đi. Nhưng một thời gian thì cô tôi bán nhà và ở chỗ khác. Đến nay thì người chủ mới đến mua nhà và lấy con đường ấy để đặt lại đường ống nước ngang qua đường ống nhà tôi từ lâu đã sử dụng. Ba tôi và ông chủ mới tranh chấp về quyền sử dụng đó, ba tôi không cho ông ấy đặt đường nước và không cho ông ấy sử dụng con đường ấy. Trên giấy tờ thì phần đất ấy không có trên phần đất gia đình tôi. Luật sư có thể giải thích giúp tôi được không ạ? Tôi không muốn ba tôi và hàng xóm phải cải nhau và kiện nhau ra tòa?

Xin cảm ơn luật sư nhiều. Mong nhận đươc phản hồi từ luật sư.

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp, phần đất mà gia đình bạn và hàng xóm đang tranh chấp không nằm trên phần đất gia đình bạn, không được thể hiện rõ trên giấy tờ, do đó, việc bố bạn không cho hàng xóm đặt đường nước và không cho ông ấy sử dụng con đường nhỏ đó để đi là không có cơ sở. Bởi lẽ, phần đất này mặc dù có nguồn gốc từ ông bạn để lại cho cô bạn để đi, sau đó, cô bạn đã chuyển nhượng đất cho người khác, gia đình bạn không có giấy tờ, tài liệu nào chứng minh phần đất này là của gia đình nên đương nhiên không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng.

Mặt khác, căn cứ Điều 252 có quy định quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề như sau:

“Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.”

Như vậy, nếu gia đình hàng xóm không có đường khác để đặt ống nước cũng như bắt buộc phải đi qua phần đặt ống nước trước đây của gia đình bạn, việc đặt đường ống nước này có thể gây ảnh hưởng đến gia đình bạn thì người hàng xóm kia phải có văn bản xác nhận của chủ thể có thẩm quyền quản lý phần đất này về việc đồng ý cho đặt đường ống dẫn nước qua đó. Nếu không thỏa thuận được, bạn có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân xã tiến hành hòa giải giữa các bên theo quy định tại Điều 202 .

Trong trường hợp, nhận thấy gia đình hàng xóm kia có hành vi chiếm đất chung, cộng để sử dụng vào mục đích riêng của họ, ảnh hưởng để quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể sử dụng đất xung quanh thì bố bạn hoặc bất cứ cá nhân nào cũng có quyền nộp đơn Khiếu nại tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để yêu cầu xử lý hành vi vi phạm của gia đình này theo quy định của và .

>> Tham khảo thêm:

3. Hướng dẫn cách xử lý tranh chấp đất đai có mồ mả trên đất?

Xin chào luật sư, cho em hỏi: Trước đó, gia đình em đã có tranh chấp với gia đình có mồ mả rồi, và đã kiện tụng tòa cấp huyện, cấp tỉnh rồi, tòa cũng đã có Quyết định rằng: mộ nằm trên đất thuộc sổ đỏ quyền sử dụng của nhà em, và yêu cầu gia đình có mồ mả di dời, nhưng đến nay vẫn không di dời mà còn đến để xin xây dựng, và nhiều lần UBND xã em cũng đến để can thiệp yêu cầu gia đình em cho họ xây dựng? Gia đình em là nông dân nên không có biết về luật, mong luật sư giải thích và cho em câu trả lời, em xin cảm ơn!

Trả lời:

Như thông tin bạn cung cấp, ngôi mộ nằm trên đất thuộc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ) của gia đình bạn. Các bên đã yêu cầu Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết, Tòa án cũng ra quyết định yêu cầu gia đình có mồ mả di dời ngôi mộ ra nơi khác để không gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của gia đình bạn nhưng đến nay, gia đình kia cũng không tự nguyện di dời mà thậm chí còn nhiều lần yêu cầu thông qua UBND xã đến gia đình bạn can thiệp yêu cầu gia đình bạn cho họ xây dựng mồ mả trên đất nhà bạn.

Theo đó, trong truờng hợp này, gia đình bạn đã có Bản án/ Quyết định của Tòa án về vấn đề tranh chấp đất đai của hai bên gia đình, chính vì vậy, gia đình bạn có quyền nộp đơn yêu cầu thi hành án theo quy định tại Điều 31 và Điều 35 để yêu cầu cơ quan thi hành án cấp huyện nơi có đất áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc gia đình kia di dời ngôi mộ ra khỏi phần đất của gia đình bạn.

Hoặc, nếu trong trường hợp, phần đất có ngôi mộ đó gia đình bạn không có nhu cầu sử dụng thì gia đình bạn cũng có thể thỏa thuận chuyển nhượng (bán) phần đất đó cho gia đình kia để gia đình họ xây dựng mộ trên phần đất đó với mức giá chuyển nhượng phù hợp, vì có thể, gia đình họ không có địa điểm đất khác để di rời ngôi mộ theo quyết định của Tòa án hoặc có thể vì một số lý do tâm linh nào đó.

Mẫu đơn yêu cầu thi hành án bạn có thể tham khảo

>> Tham khảo thêm:

4. Giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào khi đất bị lấn?

Trên thực tế, trong quá trình sử dụng đất, không tránh khỏi một số trường hợp lấn, chiếm đất đai mà người có quyền sử dụng đất hoặc cơ quan quản lý nhà nước về đất đai không thể biết, không thể nắm bắt hết được. Theo đó, Điều 3 có quy định:

“1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Chính vì vậy, khi phát hiện ra hành vi lấn đất hoặc chiếm đất thì cá nhân, cơ quan, tổ chức cơ quyền nộp đơn Khiếu nại hoặc Tố cáo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết hành vi vi phạm trên. Chủ thể có thẩm quyền ở đây là Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và môi ttrường, Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường, Thanh tra chuyên ngành đất đai và một số cơ quan khác theo quy định tại Chương III .

Mức xử phạt đối với hành vi lấn, chiếm đất đai được quy định tại Điều 10 :

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

>> Tham khảo nội dung sau:

5. Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai?

Thưa luật sư, xin hỏi: Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai giữa cá nhân với cá nhân thực hiện như thế nào? Cảm ơn luật sư!

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai ?

Trả lời:

Theo quy định tại , nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc thông qua hòa giải ở cơ sở.

Trường hợp các bên không thể tự hòa giải được thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Trong trường hợp các bên không đồng ý với biên bản hòa giải của Ủy ban nhân dân xã, thì được giải quyết như sau:

– Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cụ thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

>> Tham khảo ngay:

6. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật?

Thưa luật sư, năm 2015 tôi có mua của gia đình người em con chú ruột một mảnh đất 100m2 vì là anh em nên chỉ viết giấy tay không làm hợp đồng công chứng, đến nay (sau 03 năm) người vợ lại đòi lại mảnh đất đã bán (mặc cho người chồng can ngăn) vì cho rằng giấy viết tay không có giá trị trước pháp luật. Vậy xin hỏi việc giải quyết tranh chấp này sẽ như thế nào? Xin cảm ơn!

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật ?

về đất đai viết tay, gọi:

Trả lời:

Theo Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung Điều 82 quy định chi tiết một số điều của như sau:

“1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:

a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;

b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;

c) Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.”

Theo quy định trên, trường hợp người sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà trước năm 2008 nhận chuyển nhượng, tặng cho chỉ có giấy tờ viết tay thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu, tức là giấy viết tay chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện trước năm 2008 thì sẽ được công nhận.

Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, đến năm 2015 bạn mới thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì việc chuyển nhượng bắt buộc phải thực hiện bằng hợp đồng có công chứng thì mới có hiệu lực pháp luật theo quy định tại khoản 3 Điều 167 và Điều 129 như sau:

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.”

Như vậy, tức là hợp đồng của bạn vô hiệu về mặt hình thức. Tuy nhiên, để có thể tuyên giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức thì những người có quyền và nghĩa vụ liên quan cần phải yêu cầu Tòa án tuyên giao dịch dân sự đó vô hiệu trong thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo Điều 132 . Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu đối với giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức là 02 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức. Hết thời hiệu 02 năm mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

Do đó, hợp đồng của bạn đã được thực hiện từ năm 2015, tại thời điểm hiện nay, nếu lấy lý do giấy mua bán đất viết tay, không công chứng hoặc chứng thực nên không có giá trị pháp luật là không đúng và không có cơ sở. Bởi lẽ, đến nay đã được 03 năm, kể từ ngày hai bên ký giấy viết tay, người vợ mới yêu cầu tuyên vô hiệu giấy chuyển nhượng viết tay thì đã hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố gia dịch dân sự vô hiệu, giấy viết tay đã có hiệu lực.

Trong trường hợp này, nếu giấy viết tay chuyển nhượng đất giữa bạn và người em con của chú bạn đáp ứng được điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực theo Điều 117 bào gồm các điều kiện sau: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. Khi đó, bạn có quyền nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và môi trường cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất để yêu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định.

Nếu vợ người em nhà chú bạn vẫn có tranh chấp với bạn về vấn đề chuyển nhượng đất đai thì hai bên sẽ thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, sau đó thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định tại Điều 203 .

>> Bài viết tham khảo thêm:

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận đất đai – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *