Hứa tặng cho tiền bằng miệng có giá trị pháp lý không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư, tôi hiện nay tôi có một số vướng mắc mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Vợ chồng tôi ly hôn được 1 năm rồi, tại phiên tòa vì căn nhà và miếng đất vợ chồng tôi đang ở là của mẹ tôi cho vợ chồng tôi ở để sinh hoạt, chưa sang tên chuyển nhượng gì. Vợ chông tôi chưa có tài sản chung gì, mẹ tôi có nói trước tòa sẽ cho vợ tôi 50 triệu là tiền công sức đóng góp. Nay mẹ tôi mới đưa cho co ấy 7 triệu, số còn lạ chưa có tiền đưa, cô ấy làm đơn tòa án xuống đòi lấy chiếc xe máy và đồ dùng nhà tôi hiện có để thực hiẹn nghĩa vụ, tòa án làm vậy có đúng không ạ. Mẹ tooi có phải trả cho cô ấy số tiền còn lại không thưa Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư đã tư vấn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ  quy định về hợp đồng tặng cho cụ thể như sau:

 

>&gt Xem thêm: 

Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

 

 

Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

 

Điều 107. Bất động sản và động sản

1. Bất động sản bao gồm:

>&gt Xem thêm: 

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

 

Điều 458. Tặng cho động sản

1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

 

>&gt Xem thêm: 

Trong trường hợp này dựa trên những thông tin bạn cung cấp đối chiếu với quy định của  thì mẹ bạn và vợ bạn đã xác lập hợp đồng tặng cho bằng lời nói kể từ thời điểm mẹ bạn tuyên bố tại phiên tòa là cho vợ bạn năm mươi triệu (tặng cho động sản) xem như là tiền công sức đóng góp trong khoảng thời gian hai vợ chồng bạn sống chung với nhau. Và trong một năm qua mẹ bạn mới đưa cho cô ấy bảy triệu, số còn lại mẹ bạn chưa có khả năng đưa. Theo quy định tại Điều 458  “Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” như vậy thời điểm mẹ bạn tặng cho vợ bạn và cô ấy nhận được bảy triệu là đã phát sinh hiệu lực pháp lý. Tại thời điểm đó có Tòa án làm chứng, do đó cô ấy hoàn toàn có cơ sở pháp lý để làm đơn đòi số tiền mẹ bạn hứa tặng cho cô ấy. Trường hợp mẹ bạn không có khả năng trả nhưng có tài sản để thực hiện nghĩa vụ cho tặng thì sẽ lấy tài sản để hoàn thành nghĩa vụ này.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *