Hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở có bắt buộc có công chứng, chứng thực ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Luật sư. Tôi có câu hỏi muốn được Luật sư giải đáp ạ. Tôi có 1 căn nhà nhưng hiện tại do có công vịec phải đi làm ăn xa 2 năm, nên tôi muốn ủy quyền cho 1 người hàng xóm trông giữ căn nhà này và trả cho họ 1 khỏan tiền.

Tôi có thắc mắc như sau:

  • Hợp đồng ủy quyền này có bắt buộc công chứng không ?
  • Chi phí công chứng là bao nhiêu ?
  • Nếu tôi về sớm hơn 2 năm tôi có quyền lấy lại nhà không ?

Trả lời

1. Cơ sở pháp lý.

Thông tư 257/2016/TT-BTC

2. Luật sư trả lời

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Thứ nhất, hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng là do nhu cầu các bên. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 122 Luật nhà ở 2014 như sau:

Điều 122. Công chứng, chứng thực hợp đồng và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng về nhà ở

…..

2. Đối với trường hợp tổ chức tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê , nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Đối với các giao dịch quy định tại khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận; trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng.

Trong trường hợp các bên có nhu cầu công chứng hợp đồng hợp đồng ủy quyền quản lý nhà ở thì mức phí là 50.000 đồng ( theo khỏan 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC).

Thứ hai, về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền được quy định tại Điều 569 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:

1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.

Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.

2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.

Hợp đồng ủy quyền của bạn là ủy quyền có thù lao. Cho nên trong trường hợp bạn trở về sớm hơn so với dự định ban đầu thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng quản lý nhà ở đã giao kết bất cứ lúc nào. Tuy nhiên phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại ( nếu có ).

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Phan Huyền – Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

 

 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *