Gắn nhãn hàng hóa cho hàng hóa gia đình tự sản xuất ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin luật sư tư vấn. Cháu là người nuôi ong, cháu dự định mở một cơ sở phối giống nhân tạo cho ong mật và gắn nhãn mác cho sản phẩm từ con ong như mật ong, phấn hoa, sữa ong chúa. Với cách làm đó có cần phải làm thủ tục xin giấy phép gì không? Mong luật sư tư vấn giúp. Cháu cảm ơn luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  của .

>>  

 

Gắn nhãn hàng hóa cho hàng hóa gia đình tự sản xuất ?

  

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Theo quy định tại Khoản 4 Mục 1 Thông tư 09/2007/TT-BKHCN thì bên bạn phải có trách nhiệm dán nhãn hàng hóa, cụ thể:

“I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 
… 
4. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hoá 

a) Hàng hoá sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức cá nhân hoàn thiện hàng hoá hoặc thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hoá trước khi đưa vào lưu thông phải thực hiện ghi nhãn hàng hoá. 

b) Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 89/2006/NĐ-CP yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hoá của mình. 

Ví dụ: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá có thể yêu cầu nhà sản xuất hoặc tổ chức khác ở trong nước hoặc nước ngoài ghi nhãn hàng hoá do mình nhập khẩu thông qua hợp đồng, thoả thuận nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn hàng hoá khi được lưu thông tại Việt Nam. 

c) Trường hợp nhãn hàng hoá ghi thiếu, ghi không đúng quy định thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá có hàng hoá ghi thiếu, ghi không đúng quy định tự thực hiện hoặc thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước việc bổ sung thêm các nội dung ghi thiếu và xoá bỏ nội dung ghi sai.

– Bổ sung thêm nội dung trên nhãn thực hiện bằng cách ghi trực tiếp lên nhãn hàng hoá hoặc ghi trên vật liệu khác và gắn chặt (stickers) lên nhãn hàng hoá nhưng không được che lấp những thông tin trên nhãn hàng hoá. 

– Xoá bỏ nội dung ghi sai trên nhãn hàng hoá phải bảo đảm không phục hồi lại được như trước.”

Khi dán nhãn hàng hóa bạn lưu ý cần phải thể hiện những thông tin bắt buộc sau: Điều 11, 12 Nghị định 89/2006/NĐ-CP quy định:

“Điều 11. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hoá

1. Nhãn hàng hoá bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

a) Tên hàng hoá;

b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá;

c) Xuất xứ hàng hoá.

2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, tuỳ theo tính chất của mỗi loại hàng hoá, phải thể hiện trên nhãn hàng hoá các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12 của Nghị định này và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh chuyên ngành có liên quan.

Điều 12. Nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất của hàng hoá

1. Lương thực:

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng.

2. Thực phẩm:

a) Định lượng;

b) Ngày sản xuất;

c) Hạn sử dụng;

d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

đ) Thông tin, cảnh báo vệ sinh, an toàn;

e) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản…”

3. Bài viết tham khảo thêm:
>>

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Gắn nhãn hàng hóa cho hàng hóa gia đình tự sản xuất ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *