Hỏi về giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kinh doanh vận tải đường thủy, vận tải hành khách đường bộ và vận tải hàng hóa là những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi giấy phép con (điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật). xin giấy phép tư vấn và giải đáp các vấn đề pháp lý liên quan cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Hỏi về giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa ?

Xin chào Xin giấy phép! Mong Luật sư giải đáp giúp chúng tôi một số quy định về giấy phép kinh doanh đối với đơn vị sự nghiệp công lập có thu. Chúng tôi là Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Cần Giờ.

Trong các QĐ về tổ chức, hoạt động, ngoài chức năng nhiệm vụ quản lý chung, ban quản lí còn có quyền hạn: tổ chức hoạt động sản xuất lâm-ngư kết hợp, các dịch vụ khoa học kỹ thuật và dịch vụ tham quan du lịch, làm tăng thêm giá trị kinh tế, văn hóa, xã hội của rừng phòng hộ; góp phần cải thiện đời sống cho các hộ dân giữ rừng và cán bộ, công nhân trực tiếp làm nghề rừng (Đ5 QĐ 169).

Chúng tôi cũng đã thực hiện một số dịch vụ du lịch sinh thái, lưu trú,…nhưng không đăng kí kinh doanh vì theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP không quy định nội dung đơn vị sự nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp (Khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2006/NĐ-CP).

Đến năm 2013, UBND huyện Cần Giờ ban hành văn bản chấp thuận cho BQL triển khai thực hiện thí điểm “Phương án khai thác thực cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ công tác truyền thông, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái tại Khu A Dần Xây, xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ”. Tuy nhiên, liên quan đến hoạt động lưu trú, nhà hàng và nhất là hoạt động vận chuyển khách du lịch bằng đường sông. Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 110/NĐ-CP quy định: “Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa”

Chúng tôi hiện còn hoang mang một số vấn đề sau:

1. Theo quy định của pháp luật hiện hành, đơn vị có buộc phải xin Giấy phép kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa không? Hoặc thay thế Giấy phép trên bằng một văn bản pháp lý nào để tiến hành vận chuyển khách du lịch bằng đường sông nhằm đảm bảo tính pháp lý, cũng như làm cơ sở để xử lý các tình huống phát sinh? (hiện tại, chúng tôi đã được sở GTVT cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa với mục đích đưa rước hành khách)

2. Do đơn vị chưa tiến hành các đăng ký kinh doanh khác như: Lưu trú, Nhà hàng ăn uống, Phòng cháy chữa cháy, An ninh trật tự, Môi trường…Trường hợp các cơ quan chức năng yêu cầu phải chứng minh tính hợp pháp cho các hoạt động dịch vụ trên thì loại giấy tờ nào được xem là cơ sở pháp lý để thuyết phục và được chấp nhận?

3. Nếu phải xin phép đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa thì phải làm thủ tục gì, cơ quan nào cấp phép, thành phần hồ sơ bao gồm có các văn bản tài liệu liên quan nào? Xin chân thành cảm ơn!

Hỏi về giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Xin giấy phép. Chúng tôi xin được giải đáp vướng mắc của bạn như sau:

Căn cứ vào danh mục các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được ban hành kèm theo , để được phép kinh doanh trong lĩnh vực vận tải đường thủy nội địa cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 , Ban Quản lý dự án phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa.

2. Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh.

3. Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.

4. Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).

5. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.

Như vậy, đối với trường hợp này, đơn vị bạn cần phải có đăng kí kinh doanh nghành nghề vận tải đường thủy nội địa do sở GTVT cấp, trong trường hợp này, sở GTVT đã cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa với mục đích đưa rước hành khách thì có giá trị pháp lý tương đương giấy phép kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa.

Đối với các hoạt động kinh doanh khác không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 :

“2. Đối với các hoạt động khác, đơn vị được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về những công việc sau:

a) Tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và đúng với quy định của pháp luật;

b) Liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội theo quy định của pháp luật.”

Căn cứ để đăng kí kinh doanh và tiến hành hoạt động kinh doanh, Nghị định 78/2015/NĐ_CP quy định chủ thể thực hiện việc đăng kí kinh doanh là doanh nghiệp. Do đó, để tiến hành đăng kí kinh doanh, đơn vị của bạn có thể đăng kí thành lập doanh nghiệp. Hiện tại, Nghị định 78/2015/NĐ_CP quy định về đăng kí doanh nghiệp thì khi thực hiện thủ tục này, nội dung đăng kí về ngành nghề kinh doanh cũng được ghi trong nội dung giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà đơn vị bạn muốn thành lập thì hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại các Điều 21, Điều 22, Điều 23, Điều 24 Nghị định 78/2015/NĐ_CP.

Theo quy định tại Điều 27 :

Điều 27. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

1. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định này tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi:

a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;

b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;

d) Đã nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

4. Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Các loại thuế phải đóng khi kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Em có nguyện vọng mở một công ty TNHH vận tải hành khách theo tuyến cố định với hành trình là 1140 km. Vậy cho em hỏi trình tự xin cấp phép và các loại thuế mà em phải đóng cho nhà nước khi tham gia kinh doanh lĩnh vực trên ?

Em xin cám ơn ạ!

Thủ tục thành lập, các loại thuế phải đóng khi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định

:

Trả lời:

quy định:

“Điều 15. Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định

1. Doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Nghị định này.

2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải có chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ đang mang thai theo lộ trình như sau:

a) Xe ô tô đăng ký khai thác kinh doanh vận tải lần đầu: Thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2016;

b) Xe ô tô đang khai thác: Thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.

3. Xe ô tô có trọng tải được phép chở từ 10 hành khách trở lên phải có niên hạn sử dụng như sau:

a) Cự ly trên 300 ki lô mét: Không quá 15 năm đối với ô tô sản xuất để chở người; từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 không được sử dụng xe ô tô chuyển đổi công năng;

b) Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: Không quá 20 năm đối với xe ô tô sản xuất để chở người; không quá 17 năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành xe ô tô chở khách.

4. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định từ 300 ki lô mét trở lên phải có số lượng phương tiện tối thiểu như sau:

a) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các thành phố trực thuộc Trung ương: Từ 20 xe trở lên;

b) Đối với đơn vị có trụ sở đặt tại các địa phương còn lại: Từ 10 xe trở lên; riêng đơn vị có trụ sở đặt tại huyện nghèo theo quy định của Chính phủ: Từ 05 xe trở lên.”

Do đó, khi bạn muốn kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo tuyến cố định thì cần đáp ứng những quy định nêu trên.

– Thứ nhất, trình tự xin cấp phép khi kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định: được quy định cụ thể tại các Điều 20, 21 và 22 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP:

“Điều 20. Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

1. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa phải có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (sau đây gọi chung là Giấy phép kinh doanh).

2. Đối với những loại hình kinh doanh vận tải chưa được cấp Giấy phép kinh doanh trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc cấp Giấy phép kinh doanh được thực hiện theo lộ trình sau đây:

a) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với xe đầu kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);

b) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên;

c) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn;

d) Trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn;

đ) Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.

3. Nội dung Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Tên và địa chỉ đơn vị kinh doanh;

b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm: Số, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp;

c) Người đại diện hợp pháp;

d) Các hình thức kinh doanh;

đ) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép kinh doanh;

e) Cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

4. Giấy phép kinh doanh có giá trị 07 năm và được cấp lại trong trường hợp Giấy phép kinh doanh bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn. Trường hợp cấp lại do có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh, thời hạn của Giấy phép kinh doanh mới không vượt quá thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.

5. Đơn vị được cấp Giấy phép kinh doanh phải được đánh giá định kỳ về việc duy trì điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

6. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh là Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

7. Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về mẫu Giấy phép kinh doanh.

“Điều 21. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);

e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do thay đổi nội dung của Giấy phép kinh doanh bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh trong đó nêu rõ lý do xin cấp lại theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;

c) Tài liệu chứng minh sự thay đổi của những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh quy định tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định này (việc thay đổi liên quan đến nội dung nào thì bổ sung tài liệu về nội dung đó).

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh do hết hạn Giấy phép bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Giấy phép kinh doanh được cấp trước đó;

c) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

4. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép do Giấy phép kinh doanh bị mất hoặc bị hư hỏng bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Giấy phép kinh doanh bị hư hỏng (đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng) hoặc văn bản có xác nhận của Công an xã, phường nơi đơn vị kinh doanh vận tải trình báo mất Giấy phép kinh doanh.”

Điều 22. Thủ tục cấp, cấp lại Giấy phép kinh doanh

1. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện.

2. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép bị hư hỏng, có sự thay đổi liên quan đến nội dung của Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh hết hạn thực hiện như khi cấp lần đầu.

3. Thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp Giấy phép bị mất:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh đến cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh theo đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.

Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh kiểm tra, xác minh, cấp lại Giấy phép kinh doanh. Trường hợp không cấp lại Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

c) Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan hoặc qua đường bưu điện.”

Căn cứ vào các quy định nêu trên, bạn có thể hiểu:

+ Cơ quan có thẩm quyền cấp phép: Sở giao thông vận tải tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở kinh doanh chính.

+ Thời gian giải quyết thủ tục hành chính: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

+ Nơi đăng ký tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa của Sở giao thông vận tải.

+ Thành phần hồ sơ:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải quy định;

b) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu) văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

d) Phương án kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

đ) Quyết định thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công – ten – nơ);

e) Bản đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi).

Như vậy, với quy định trên thì theo quy định pháp luật khi bạn kinh doanh vận tải bằng ô tô với bất kì hình thức nào đều phải đăng ký kinh doanh vận tải và đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên.

Thứ hai, các loại thuế phải đóng khi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định:

Có thể liệt kê một số loại thuế và phí phải đóng khi doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định như sau:

– Thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe): 22%.

Các loại phí phải đóng khi xe di chuyển trên đường:

– Phí trước bạ: 10 – 15%, tùy thành phố.

– Phí đăng kiểm: 240.000 đồng – 560.000 đồng (một lần kiển định).

– Phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật: 50.000 đồng – 10.000 đồng (một lần cấp).

– Phí sử dụng đường bộ: Có 2 loại phí sử dụng đường bộ, là phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ôtô lưu hành qua, và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 đồng đến 1.430.000 đồng một tháng tùy theo tải trọng xe.

– Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

– Phí bảo hiểm vật chất (không bắt buộc).

– Phí xăng dầu.

– Phí thử nghiệm khí thải.

– Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu.

– Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Hướng dẫn hoạt động kê khai hóa đơn đầu vào, đầu ra đối với hoạt động kinh doanh vận tải ?

Kính chào Luật sư, xin hỏi: Công ty em vừa thành lập và hoạt đồng trong lĩnh vực tm dv vận tải, cty thường thuê xe của khách hàng và cho thuê lại, chủ yếu là thuê của cá nhân và cho cá nhân thuê lại (loại tự lái). Vì đều là khách hàng lẻ nên đầu vào cty không có chi phí và đầu ra cũng không.

Cho em hỏi, em có thể gộp nhiều khách hàng lẻ của nhiều ngày lại rồi lập bảng kê xuất hđ gtgt đầu ra 1 lần được hay không và xuất khách hàng không lấy hóa đơn để . Còn đầu vào em mua hóa đơn. Nhưng vậy có đúng quy định không ?

Cám ơn luật sư nhiều!

Hướng dẫn hoạt động kê khai hóa đơn đầu vào và hóa đơn đầu ra đối với hoạt động kinh doanh vận tải ?

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, nếu công ty bạn đã đi vào hoạt động, có hoạt động bỏ tiền ra để thuê tài sản của cá nhân, trả tiền lương cho nhân viên,… mà nói rằng không có chi phí hoạt động là không hợp lý. Tuy nhiên, việc những chi phí có đó có được trừ khi xác định thuế TNDN hay có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, vì đã có hoạt động sản xuất kinh doanh vào việc kinh doanh vận tải của lái xe đó là thông qua danh nghĩa của công ty bạn. Do đó, đầu ra chính là dịch vụ vận tải mà công ty bạn đã cung cấp, bất kể khách hàng là tổ chức hay cá nhân.

Thứ ba, liên quan đến việc xuất hóa đơn của công ty bạn, Điều 16 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 3 :

Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”

Theo đó, đối với trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

Như vậy, nếu khi cung ứng dịch vụ vận tại từ 200.000 đồng trở lên trên mỗi lần thì vẫn phải lập hóa đơnn kể cả khách hàng là cá nhân và không lấy hóa đơn. Công ty bạn chỉ được quyền lập bảng kê bán hàng (không cần xuất hóa đơn từng lần) khi giá trị từng lần cung ứng dịch vụ vận tải dưới 200.000 đồng mà khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC.

Mặt khác, căn cứ vào quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC, bảng kê bán ra chỉ được lập theo từng ngày chứ không được lập gộp cho nhiều ngày. Do đó, bạn không thể gộp nhiều khách hàng lẻ của nhiều ngày lại rồi lập bảng kê, xuất hóa đơn GTGT đầu ra 1 lần được để ghi nhận doanh thu.

Thứ tư, bạn nói rằng bạn mua hóa đơn để tăng thêm chi phí đầu vào? Bạn cần hiểu rằng, “đầu vào” thể hiện việc doanh nghiệp đã mua những hàng hóa, dịch vụ gì để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đầu vào này sẽ thể hiện việc công ty bạn sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN. Để đạt được điều đó, ngoài việc hình thức của giao dịch (mua bán với đối tác) phải được ghi nhận bằng hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lý, hợp lệ thì bản thân hai bên phải có hoạt động giao dịch thực tế. Nếu chỉ được biểu hiện về mặt hồ sơ mà không có hoạt động mua bán thực tế (mua hóa đơn lập khống) thì đó chính là hành vi trốn thuế. Đây là hành vi vi phạm pháp luật thuế, có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu TNHS tùy vào mức độ.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *