Hộ kinh doanh cá thể khi giao hàng có phải kèm theo hóa đơn đã xuất cho khách hàng không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hộ kinh doanh cá thể có quyền mua hóa đơn theo quy định của luật quản lý thuế và khi giao hàng cho khách hàng cũng cần có hóa đơn để chứng minh nguồn gốc xuất xử của hàng hóa. xin giấy phép tư vấn và giải đáp thêm:

Mục lục bài viết

1. Khi giao hàng có phải xuất kèm theo hóa đơn cho khách hàng không ?

Chào luật sư, cho tôi hỏi tôi đăng ký kinh hộ cá thể, đã đóng thuế khoán cho thuế địa phương. Hiện đang phân phối cho công ty mặt hàng tiêu dùng, công ty xuất hóa đơn gtgt cho tôi đầy đủ, tôi phân phối cho khách hàng trên địa bàn công ty giao, khi giao hàng có phải xuất hóa đơn gtgt cho khách hàng không?

Xe đi giao hàng thỉnh thoảng gặp mấy anh đội thuế huyện kiểm tra không có hóa đơn gtgt xuất cho khách hàng, thuế huyện đòi phạt và giữ xe của tôi, vây đúng hay sai ?

Tôi trân thành cảm ơn.

Hộ kinh doanh cá thể khi giao hàng có phải kèm theo hóa đơn đã xuất cho khách hàng không ?

Trả lời:

Theo điều 13

1. Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.

Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.

2. Hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng số tương ứng với đề nghị của tổ chức, hộ và cá nhân không kinh doanh gọi là hóa đơn lẻ.

Tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.

Trong trường hợp anh vận chuyển hàng là sản phẩm của hộ kinh doanh cá thể thì không cần phải xuất hóa đơn, vì không yêu cầu hộ kinh doanh cá thể phải có hóa đơn. Tuy nhiên, anh cần có đủ các giấy tờ kèm theo như: hợp đồng, biên bản xuất kho,….

Theo Điểm m Khoản 1 Điều 13 Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Quy định như sau:

“m) Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.”

Theo Khoản 5 Điều 44 Nghị định

5. Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định này, người nộp thuế còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Theo điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chinh năm 2012 quy định Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính”

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

2. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

3. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.

6. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.

7. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

9. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

10. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.”

Trường hợp anh vận chuyển cho công ty với trách nhiệm là bên thực hiện công việc vận chuyển trung gian. Khi lưu thông trên đường, anh phải xuất trình đủ hóa đơn, chứng từ chứng minh cho hàng hóa anh vận chuyển và anh phải giao hóa đơn cho khách hàng. Như vậy, trong trường hợp anh vận chuyển hàng trên đường mà không xuất trình được đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp cho hàng hóa đó thì thì việc phạt và giữ phương tiện là có căn cứ theo quy định của pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Chủ hộ kinh doanh có được góp vốn thành lập hộ kinh doanh khác không ?

Thưa luật sư, tôi đang là chủ một hộ kinh doanh, thì bây giờ tôi muốn góp vốn với người khác thành lập một hộ kinh doanh khác trong cùng quận thì có được không?

Tôi xin cảm ơn!

Chủ hộ kinh doanh có được góp vốn thành lập hộ kinh doanh khác

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 66 và Điều 67 về đăng ký doanh nghiệp có quy định như sau:

“Điều 66. Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định.”

“Điều 67. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký của hộ kinh doanh

1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.

2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”

Như vậy theo quy định trên nếu bạn đã là một chủ hộ kinh doanh rồi thì không được đăng ký thành lập một hộ kinh doanh khác, tức là không được đứng tên chủ hộ kinh doanh khác nữa. Nhưng bạn vẫn có thể tham gia góp vốn cùng thành lập hộ kinh doanh, miễn là bạn không đứng tên chủ hộ mà hãy để người khác đứng tên đăng ký chủ hộ kinh doanh, giữa các bên cùng góp vốn với nhau hãy thành lập một thỏa thuận góp vốn để đảm bảo quyền lợi.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Hộ kinh doanh gia đình phải nộp những thuế gì ?

Thưa luật sư! Xin cho em hỏi: Em mới mở cở sở cơ khí sửa chữa, em có xin giấy phép Hộ kinh doanh giấy phép cấp ngày 22/7/2016 tính đến hiện tại em chưa có thu nhập nào cả nhưng Đội thuế của Phường kêu em lên đăng ký khai nộp thuế gọi lá thuế khoán, có 3 phần thuế như sau:

1/ Thuế Môn bài : 500.000đ/1 năm (giấy phép KD cấp vào tháng 7/2016 phải nộp thuế nửa năm 250.000đ) (phải nộp trong tháng 8/2016)

2/ Thuế GTGT: 270.000đ /1 tháng (phải nộp trong tháng 8/2016)

3/ Thuế TNCN: 135.000đ/ 1 tháng (phải nộp trong tháng 8/2016)

Thưa luật sư giải đáp giúp em:

1/ Cở sở em chưa có doanh thu nộp thuế ngay vào tháng 8/2016 như vậy đúng hay sai? đội thuế áp vào bậc thuế khoán như vậy là đúng hay sai

2/ Vậy đến thời gian nào cơ sở của em phải nộp thuế là đúng ? Xin nhớ Luậtlsư giải đáp giúp em ạ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hộ kinh doanh gia đình phải nộp những thuế gì?

, gọi:

Trả lời

Theo quy định hiện hành của pháp luật về lĩnh vực thuế, hộ kinh doanh cá thể phải kê khai và nộp 3 loại thuế gồm: Thuế Môn bài, Thuế Giá trị gia tăng và Thuế Thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:

1. Xác định thuế Môn bài.

điều chỉnh mức thuế Môn bài do Bộ Tài chính ban hành.

Bậc thuế Thu nhập 1 tháng – Mức thuế cả năm..

Đơn vị: đồng

Bậc thuế

Thu nhập 1 tháng

Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000

1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000

750.000

3

Trên 750.000 đến 1.000.000

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn 300.000

50.000

Theo quy định trên, bạn sẽ phải nộp thuế Môn bài ở mức là 1.5 triệu/tháng vì thu nhập thực tế bạn có thu nhập từ 8 – 10 triệu/tháng.

2. Xác định thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT

Bên cạnh đó, theo quy định của có quy định về đối tượng phải nộp thuế GTGT; thuế thu nhập cá nhân như sau:

Điều 1. Người nộp thuế.

1. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại Chương I Thông tư này là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là cá nhân kinh doanh). Lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh bao gồm cả một số trường hợp sau:

a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

2. Người nộp thuế nêu tại khoản 1 Điều này không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

Điều 2. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.

1. Nguyên tắc áp dụng

a) Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán (sau đây gọi là cá nhân nộp thuế khoán) là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh trừ cá nhân kinh doanh hướng dẫn tại Điều 3, Điều 4 và Điều 5 Thông tư này.

b) Đối với cá nhân nộp thuế khoán thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của năm.

……………………………………………………………………

2. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

a) Doanh thu tính thuế

b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu

b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.

……………………………………………………………..

c) Xác định số thuế phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó :

– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 2 Điều này.

– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 Điều này.

Tóm lại :

– Thứ nhất, nếu thu nhập của bạn đạt mức doanh thu 100 triệu đồng/ năm thì mới phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế VAT. Còn thu nhập của bạn tầm 8-10 triệu/tháng mà trong 12 tháng không trên 100 triệu thì bạn chỉ phải nộp thuế môn bài.

Việc dội thuế áp mức thuế cho bạn như thế bạn có thể căn cứ vào thu nhập thực tế của cơ sỏ mình để xem mức thuế là phù hợp hay chưa? Bởi vì việc kê khai thuế đối với hộ gia đình thường khó khăn nên đội thuế sẽ áp mức thuế coi là hợp lý nhất. Tuy nhiên nếu bạn thấy cách tính đó chưa phù hợp với doanh thu của cơ sở mình thì có thể yêu cầu giảm mức thuế.

tại Điều 10, Khoản 3 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:

“3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 (hai mươi) của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quý, tạm tính theo quý chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

c) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của tháng đầu tiên của năm dương lịch.

d) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm nhất là ngày thứ 10 (mười), kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

đ) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.”

Cũng tại Thông tư 156/2013/TT-BTC, Điều 26 quy định thời hạn nộp thuế như sau:

“1. Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách nhà nước.

2. Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với trường hợp người nộp thuế tính thuế hoặc thời hạn nộp thuế ghi trên thông báo, quyết định, văn bản của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.

Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 của năm phát sinh nghĩa vụ thuế. Trường hợp người nộp thuế mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.”

Căn cứ theo các quy định trên thời hạn nộp tiền thuế là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế:

– Đối với hồ sơ khai thuế theo tháng: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng tiếp theo.

– Đối với hồ sơ khai thuế theo quý, tạm tính theo quý: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của quý tiếp theo phát sinh nghĩa vụ nộp thuế

– Đối với hồ sơ khai thuế theo năm: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên năm dương lịch.

– Đối với hồ sơ khai thuế theo từng lần: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.

– Đối với hồ sơ quyết toán thuế năm: thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Như vậy, bạn có giấy phép Hộ kinh doanh giấy phép cấp ngày 22/7/2016 nên bạn có nghĩa vụ đóng thuế theo thời hạn pháp luật.

>> Xem thêm:

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn: Trân trọng./.

4. Tư vấn khởi kiện hộ kinh doanh cánh gà ?

Kính chào luật sư, em có một vấn đề rất mong nhận được sự giúp đỡ của luật sư: Tháng 10 năm 2014 em có bán cho một hộ kinh doanh cánh gà, chân gà , đùi gà đông lạnh. Có hợp đồng mua bán và bản thỏa thuận sửa đổi hợp đồng, đến ngày trả tiền mà người mua không trả, hẹn hết ngày này qua ngày khác.

Đến ngày 20/12/2014 em có làm biên bản xác nhận công nợ, cam kết đến ngày 25/12/2014 trả nhưng nay vẫn chưa trả. Em có đủ chứng cứ để khởi kiện không (hợp đồng mua bán, biên bản thỏa thuận, biên bản xác nhận công nợ) em đính kèm theo ?

Mong công ty coi giùm và tư vấn giúp em với. Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: H.S

Tư vấn khởi kiện hộ kinh doanh cánh gà ?

. Gọi

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Xin giấy phép xin trả lời như sau:

Để có thể khởi kiện được bạn nên chú ý tới các vấn đề pháp lý sau để việc khởi kiện diễn ra xuôn sẻ theo đúng thẩm quyền:

1. Thứ nhất là vụ việc còn trong thời hiệu khởi kiện :

Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2011 thì thời hiệu khởi kiện là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Trong trường hợp vụ việc đã quá thời hạn thì đương sự cần lưu ý đến trường thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện theo quy định tại Điều 161 Bộ luật dân sự hoặc thời hiệu khởi kiện được bắt đầu lại theo Điều 158 và Điều 162 Bộ luật dân sự.

2. Thứ hai là việc nộp hồ sơ khởi kiện phải đúng thẩm quyền của Tòa án:

Căn cứ Điều 33, Điều 34, Điều 35 thì đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.

3. Thứ ba là hồ sơ khởi kiện phải đúng và đầy đủ theo quy định của pháp luật:

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

– :

– Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác.

– Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn

– Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện

– Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).

Như vậy, căn cứ theo những phân tích ở trên bạn có thể đối chiếu với tình huống cụ thể của bạn (đặc biệt là những giấy tờ, chứng cứ bạn có) cũng như thời hiệu khởi kiện và việc gửi đơn kiện cho đúng thẩm quyền Tòa án từ đó bạn mới có thể xác định được chắc chắn rằng mình có đủ căn cứ khởi kiện không.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *