Đào ngũ khi bố là liệt sĩ phải lãnh án bao nhiêu năm tù?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Con tôi đang đi nghĩa vụ quân sự tuy nhiên con tôi có trốn đơn vị và về nhà khoảng 1 tháng nay, bên đơn vị đã gửi đơn yêu càu gia đình vận động con tôi quay trở lại quân ngũ nhưng hiện nay con tôi đi đâu tôi cũng không biết,

Mục lục bài viết

gia đình tôi đã cố gắng liên lạc với con tôi nhưng không liên lạc được. Cho tôi hỏi con tôi sau này sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào, tôi được biết khi đi về thì con tôi mặc thường phục.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục T của Công ty Xin giấy phép.

>>

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý

2. Nội dung tư vấn

2.1 Nghĩa vụ quân sự là gì?

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình: Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị; Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.

2.2 Yếu tố cấu thành tội đảo ngũ là gì?

Tội đào ngũ được quy định tại Điều 402 , các yếu tố cấu thành của tội này như sau:

Khách thể: Tội đào ngũ trực tiếp xâm phạm chế độ nghĩa vụ quân sự của hạ sỹ quan, binh sỹ, chế độ của phục vụ của quân nhân tại ngũ là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội; làm giảm sức chiến đấu của Quân đội; ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong Quân đội.

Mặt khách quan: Mặt khách quan của Tội đào ngũ được thể hiện ở hành vi rời bỏ đơn vị không có ý định trở lại nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Đào ngũ có thể được thực hiện bằng việc quân nhân tự ý rời bỏ đơn vị một cách trái phép (hành động) hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép để nhận nhiệm vụ (không hành động). Tự ý rời bỏ đơn vị một cách trái phép là tự ý đi khỏi đơn vị, nơi công tác, hoặc nơi điều trị, điều dưỡng không được phép của người chỉ huy có thẩm quyền. Không có mặt tại đơn vị một cách trái phép là trường hợp không đến đơn vị, nơi công tác, nơi điều trị, nơi điều dưỡng… với mục đích trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Hành vi rời bỏ đơn vị nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đào ngũ khi có một trong các yếu tố sau:

+ Rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong thời chiến. Phạm tội trong thời chiến là phạm tội trong khoảng thời gian đang có chiến tranh ở nước ta. Tình trạng chiến tranh do Chủ tịch nước công bố theo quyết định của Quốc hội hay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

+ Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự mà còn vi phạm. Trường hợp bị coi coi là đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà con vi phạm, cụ thể như sau:

Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi đào ngũ theo quy định của Điều lệnh quản lý bộ đội về hành vi đào ngũ và chưa hết thời hạn để được coi là chưa xử lý. Người vi phạm bị xử lý kỷ luật, thì sau 06 tháng đối với hình thức kỷ luật khiển trách, sau 12 tháng đối với hình thức kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, nếu không vi phạm thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực Hình thức xử lý kỷ luật hành vi đào ngũ của quân nhân được căn cứ vào Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; Luật nghĩa vụ quân sự. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với hành vi đào ngũ căn cứ Thông tư số 192/2016/TT-BQP ngày 26/11/2016 của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng (sau đây viết gọn là Thông tư số 192/2016/TT-BQP) .

Đã bị xử lý hành chính bằng một trong các hình thức quy định tại Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu, chưa bị cắt quân số và chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính. Nếu quân nhân đào ngũ đã bị xử phạt hành chính và buộc trở lại đơn vị nhưng cố tình không trở lại đơn vị thì có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đào ngũ.

+ Hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự gây hậu quả nghiêm trọng như: Hậu quả phải do hành vi phạm tội gây ra, tức là phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra. Hậu quả đó có thể là hậu quả vật chất (như thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, về tài sản, về vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự) hoặc phi vật chất như gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về an ninh quốc phòng; ảnh hưởng đến khả năng và tình trạng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội; ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; ảnh hưởng đến quan hệ đoàn kết trong nội bộ Quân đội; mối quan hệ quân dân v.v. Để xác định thế nào là phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng phải xem xét đánh giá một cách tổng hợp, toàn diện các loại hậu quả do hành vi phạm tội gây ra gồm thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, thiệt hại về vũ khí, trang bị và thiệt hại phi vật chất (6).Trường hợp quân nhân rời bỏ đơn vị nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự và trong thời gian trốn tránh, rời bỏ đơn vị đó mà phạm tội khác thì không bị coi là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi đào ngũ gây ra và không bị truy cứu về đào ngũ mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã thực hiện. Ngoài dấu hiệu hành vi rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự gây hậu quả nghiêm trọng ra, thì hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành của tội phạm này. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm quân nhân rời bỏ đơn vị hoặc từ lúc phải có mặt ở đơn vị đúng hạn mà không có mặt nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự và hành vi thuộc một trong các dấu hiệu khách quan nêu trên.

Chủ thể: Chủ thể của tội phạm đào ngũ là quân nhân tại ngũ (sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan và binh sỹ) đang trong thời gian phục vụ Quân đội.

Mặt chủ quan: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp, tức là họ nhận thức rõ hành vi đào ngũ của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi do mình thực hiện nhưng mong muốn hậu quả xảy ra. Người cố ý đào ngũ rõ ràng thấy trước được hậu quả do hành vi của mình gây ra đó là Quân đội mất đi sự phục vụ của họ thông qua chức trách, nhiệm vụ được giao, nhưng vẫn mong muốn thực hiện. Đối với tội đào ngũ, mục đích trốn tránh nghĩa vụ phục vụ trong quân đội là yếu tố bắt buộc trong cấu thành của tội phạm đào ngũ.

=> Vì vậy, đối với hành vi này của con trai bạn nếu như trốn về gia đình, tự ý rời bỏ đơn vị không có ý định trở lại nhằm trốn tránh nghĩa vụ, tự ý rời bỏ đơn vị một cách trái phép hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép để nhận nhiệm vụ thì đã hoàn toàn cấu thành nên tội đảo ngũ, và con bạn sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật của con bạn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *