Hiếp dâm trẻ em bị xử lý như thế nào theo luật hình sự hiện hành

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Luật sư! Xin Luật sư tư vấn giúp tôi sự việc như thế này. Tôi có nói chuyện tán tỉnh và làm quen được một cô bé hàng xóm, vì cô bé trông cũng lớn rồi nên tôi có ý định làm quen và yêu đương, với lại mới nên tôi chưa hỏi tuổi.

tôi vì là người mới chuyển đến nên cũng không biết cô bé đấy bao nhiêu tuổi. Hôm tôi rủ cô bé vào nhà tôi chơi rồi tôi có đòi quan hệ thì cô bé đứng dậy bỏ về ra đến cửa thì tôi chạy ra lôi cô bé vào phòng ngủ để thực hiện quan hệ, tôi có tát cô bé một cái vào má nên sưng đỏ. Nhưng ngay hôm đấy bố mẹ cô bé phát hiện và yêu cầu tôi phải bồi thường cho cô bé 200 triệu đồng nếu không sẽ báo công an. Sau hôm đấy tôi mới biết cô bé đấy mới 15 tuổi và đang học lớp 7. Xin Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp này tôi có vi phạm pháp luật không và có bị đi tù không vì giờ tôi đang nuôi con nhỏ và vợ tôi đã mất không ai chăm sóc.

Người gửi : nguyễn đức tuấn

Luật sư trả lời:Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật sư tư vấn pháp luật hình sự của công ty Xin giấy phép, sau thời gian nghiên cứu nội dung câu hỏi của bạn cùng với các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan Luật sư xin được trả lời bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

2. Nội dung tư vấn

Thứ nhất: Luật sư nhận thấy hành vi của bạn đã vi phạm pháp luật về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Trong trường hợp này phần vì cô bé chưa đủ tuổi thành niên, phần vì cô bé không đồng ý quan hệ. Nên căn cứ vào Điều 142 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định thì Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ thì phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

“Điều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

>&gt Xem thêm: 

b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tính chất loạn luân;

b) Làm nạn nhân có thai;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Đối với 02 người trở lên; h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Có tổ chức;

>&gt Xem thêm: 

b) Nhiều người hiếp một người;

c) Phạm tội đối với người dưới 10 tuổi;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

e) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

g) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Thứ hai: Khi bạn là người phạm tội, tức là đã có bản án thì buộc bạn phải đi thi hành án. Việc bạn phải chăm sóc con không thuộc điều kiện được hoãn thi hành án hoặc miễn thi hành án theo pháp luật. Trong khi gia đình cô bé kia yêu cầu bạn bồi thường 200 triệu thì bạn có thể thỏa thuận nhưng theo quy định pháp luật nếu đã thỏa thuận bồi thường nhưng sau này gia đình cô bé kia vẫn có quyền khởi kiện bạn kể cả bạn đã bồi thường nên bạn phải cân nhắc về việc bồi thường này. Tất nhiên mức tiền bồi thường này sẽ được coi là một tình tiết giảm nhẹ hình phạt cho bạn khi vụ án đưa ra xét xử.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *