Hành vi quấy rối tình dục, gạ tình thì bị xử lý như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tôi có một vấn đề cần tư vấn, tôi hiện đang đi làm tại một công ty, tuy nhiên gần đây trưởng phòng nơi tôi làm có những hành vi động chạm vào người tôi và có những lời lẽ khiếm nhã với tôi. Đó có thể coi là quấy rối tình dục không.

Mục lục bài viết

Những hành vi như vậy có thể bị pháp luật xử lý không? Tôi cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Trước hết, thay mặt bộ phận tư vấn pháp luật công ty Xin giấy phép cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi đã nghiên cứu và tư vấn bạn như sau:

1. Thế nào được coi là hành vi ” quấy rối tình dục”

Trước hết, có thể nói tình trạng ” quấy rối tình dục” hay ” gạ tình” đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay. Những hành vi có thể được coi là quấy rối tình dục được hiểu là những hành vi có tính chất tình dục gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của người khác. Đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối phương, tại nơi làm việc tạo ra môi trường bất ổn, đáng sợ, thù địch, khó chịu. ” Quấy rối tình dục” được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau:

– Dạng hành vi tác động đến thể chất như sờ mó, tiếp xúc cơ thể, cấu véo, thậm chí tấn công….

– Dạng lời nói: những lời nói khiếm nhã có ngụ ý về tình dục, đề nghị yêu cầu không mong muốn một cách liên tục…

– Dạng phi lời nói: thể hiện dưới dạng ngôn ngữ cơ thể, không đúng đắn, phô bày tài liệu khiêu dâm…

Với những dấu hiệu trên, có thể nói rằng những hành vi mà trưởng phòng của chị đối với chị có thể được coi là ” quấy rối tình dục”

2. Những hành vi ” quấy rối tình dục” có bị pháp luật xử lý không?

* Xử lý vi phạm hành chính

Mặc dù những hành vi này không đến mức bị chịu trách nhiệm hình sự về các tội như hiếp dâm, cưỡng dâm hay dâm ô người dưới 16 tuổi…nhưng những hành vi này có thể bị xử lý hành chính theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ- CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

Theo đó, người trưởng phòng có những hành vi khiếm nhã như vậy với với chị thì có thể bị xử lí vi phạm hành chính với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

* Hành vi ” quấy rối tình dục” tại môi trường làm việc:

Người lao động trong quá trình làm việc mà bị ” quấy rối tình dục” thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

Như vậy, nếu không muốn làm việc tại môi trường làm việc này nữa thì chị hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hợp đồng lao động chỉ cần tuân thủ quy định về số ngày báo trước là 3 ngày làm việc.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *