Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên mạng xã hội ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Vừa qua tôi có đặt 1 món hàng trên facebook và được yêu cầu chuyển tiền bằng thẻ điện thoại và 1 vài thẻ khác nhưng phía bên kia nói là không đủ và cứ thêm phí giao dịch, phí bản quyền dù tôi biết thực chất chỉ là 1 cá nhân không phải công ty nào cả, số tiền cũng không lớn nếu chỉ tính 1 người nhưng sẽ rất lớn nếu tính nhiều người

Mục lục bài viết

Tôi còn giữ toàn bộ thẻ điện thoại và 1 vài thẻ khi tôi đưa mã số cho bên kia và cả số điện thoại. Tổng số tiền tôi đã giao là 10 triệu đồng, tôi đã gửi hết tiền nhưng tôi không nhận được một món hàng nào, bây giờ họ đã chặn mọi liên lạc với tôi tôi không gọi điện được cho họ và tôi lên mạng tìm thì biết là người này đã từng lừa rất nhiều người. Xin luật sư cho biết tôi có thể làm gì để tố cáo cá nhân đó để tránh những chuyện không hay xảy ra với những người khác cũng như lấy lại quyền lợi của bản thân tôi. Xin cảm ơn luật sư đã đọc, mong nhận được hồi âm sớm của luật sư. Xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục công ty Xin giấy phép.

ình sự gọi:

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung phân tích:

2.1 Lừa đảo và các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là như thế nào?

Mặt khách quan: – Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.

Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

– Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự

– Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh độc lập khác, thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà chí bị truy cứu những tội danh tương ứng đó. Ví dụ, như hành vi gian dối làm tem giả, vé giả …( Điều 164 Bộ luật hình sự), hành vi gian dối trong cân đong đo đếm, tình gian, đánh tráo hàng ( Điều 162 Bộ luật hình sự), hành vi lừa đảo chiếm đoạt chất ma tuý (Điều 194 Bộ luật hình sự), hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); hành vi buôn bán sản xuất hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón thuốc thú y, bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi (Điều 158 Bộ luật hình sự) đều có dấu hiệu gian dối.

Dấu hiệu khác: Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

2.3 Là nạn nhân trong vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cách giải quyết là như thế nào ?

Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như đã nêu ở trên đây, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, bạn nên làm hồ sơ lên công an điều tra cấp quận/huyện để được giải quyết kịp thời. Hồ sơ gồm có:

  • Đơn trình báo công an (theo mẫu)
  • Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng)
  • Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng)
  • Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…)

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *