Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm thể hiện trên băng, đĩa âm thanh

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đăng ký bản quyền tác giả đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra dưới bất kỳ hình thức nào luôn là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp của mình với tác phẩm đó trong tương lai. Luật sư tư vấn và phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến bản quyền:

Mục lục bài viết

1. Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm

Trong cuộc sống hiện đại, âm nhạc luôn là một phần quan trong bậc nhất của đời sống tinh thần. Hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề đó cho nên trong quá trình hoạt động tư vấn về bản quyền luôn trú trọng xây dựng và phát triển dịch vụ tư vấn bản quyền đồng bộ trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả đối với tác phẩm thể hiện trên băng âm thanh, đĩa âm thanh…

Đăng ký bản quyền tác giả cho tác phẩm thể hiện trên băng, đĩa âm thanh

thủ tục đăng ký bản quyền tác giả, gọi số:

Là một nhạc sỹ, ca sỹ, nghệ sỹ, tổ chức cung ứng dịch vụ âm nhạc, giải trí chuyên nghiệp …Quý khách hàng sẽ cảm thấy thực sự hài lòng về chất lượng dịch vụ tư vấn của Chúng tôi:

1.1. Các vấn đề Qúy khách được tư vấn

– Chúng tôi tư vấn cho bạn toàn bộ hành lang pháp lý liên quan đến Bản quyền tác giả tác phẩm thể hiện trên băng âm thanh, đĩa âm thanh;

– Tư vấn hồ sơ tài liệu chuẩn Bảo hộ bản quyền tác phẩm thể hiện trên băng âm thanh, đĩa âm thanh;

– Tư vấn cách đàm phán tiến hành việc chuyển nhượng,cho phép sử dụng, chuyển thể, sao chép Tác phẩm;

– Tư vấn cho bạn phương pháp viết nội dung tác phẩm;

>>

1.2. tiến hành soạn thảo hồ sơ Đăng ký bản quyền miễn phí

Biên bản cam đoan của tác giả;

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả TP thể hiện trên băng âm thanh, đĩa âm thanh;

– Biên bản giao việc trong trường hợp tác phẩm phẩm phần mềm, chương trình máy tính tạo ra trên cơ sở giao việc;

– Giấy uỷ quyền;

– Tiến hành hoàn thiện tờ khai tác phẩm thể hiện trên băng âm thanh, đĩa âm thanh;

1.3. Các thủ tục tiến hành

Đại diện trên Cục Bản quyền để nộp hồ sơ Đăng ký bản quyền tác phẩm thể hiện trên băng âm thanh, đĩa âm thanh;

– Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Cục Bản quyền;

– Nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký bản quyền;

– Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (nếu có);

1.4. Tài liệu bạn cung cấp cho chúng tôi

03 băng âm thanh/ đĩa âm thanh;

– 03 bản giải trình về nội dung tác phẩm (nếu cần);

– Thông tin liên quan đến TP: Tên TP, đã công bố hay chưa công bố; thời gian công bố;

– ý tưởng của tác giả sáng tạo tác phẩm (nếu cần);

– Bút danh của tác giả (nếu có);

– Thông tin cụ thể về tác giả: Nơi thường trú, Số điện thoại, Email; Fax;

– Giấy phép thành lập hợp pháp photo công chứng của tổ chức là chủ sở hữu tác phẩm (nếu có);

1.5. Chương trình hậu mãi sau dịch vụ

Tặng 20% giảm giá cho dịch vụ tiếp theo mà bạn sử dụng;

– Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí thường xuyên theo yêu cầu;

– Tư vấn miễn phí qua website: hoặc qua số điện thoại tư vấn của chúng tôi:;

– Đăng tải và quảng cáo thương hiệu của công ty trên hệ thống website của MINHKHUE LAW FIRM.

2. Tư vấn về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính ?

Kính chào Xin giấy phép, tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Anh A sở hữu sản phẩm phần mềm X gồm 2 chức năng X1, X2. Nếu muốn phát triển phần mềm này thêm chức năng X3, X4 thì có cần phải xin phép anh A hoặc làm thủ tục gì không ? Mối quan hệ về mặt quyền lợi giữa hai người như thế nào đối với sản phẩm phần mềm X ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.N.P

Tư vấn về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính ?

Trả lời:

Theo pháp luật sở hữu trí tuệ, chương trình máy tính là các cá nhân trực tiếp tham gia xây dựng chương trình. Các tác giả có tất cả các quyền nhân thân như tác giả các tác phẩm văn học nghệ thuật khác như quyền đặt tên, quyền đứng tên, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Thời hạn bảo hộ được tính theo đời người của các tác giả là 50 năm sau khi tác giả cuối cùng chết.

Vấn đề 1: Khi anh A sở hữu sản phẩm phần mềm X gồm 2 chức năng X1, X2. Nếu bạn muốn phát triển phần mềm này thêm chức năng X3, X4 thì có cần phải xin phép anh A . Theo Điểm m Khoản 1 Điều 14 , thì chương trình máy tính thuộc loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả. Do đó, bạn muốn phát triển phần mềm X này thành X3, X4, không thuộc những trường hợp quy định tại Điều 32 và Điều 33 , về Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao và Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Do đó, bạn cần phải xin phép anh A là người sở hữu sản phẩm phần mềm X gồm 2 chức năng X1, X2.

Mặt khác, để phần mềm X3, X4 thuộc sản phẩm X của anh A được bảo hộ thì bạn phải chứng minh được tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp của phần mềm theo quy định tại Điều 60,61,62 , thì mới được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế.

Vấn đề 2: Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan Điều 50 , quy định:

Bạn chuẩn bị đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

Bộ Văn hóa – Thông tin quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan;

+ Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;

+ Giấy uỷ quyền, nếu người nộp đơn là người được uỷ quyền;

+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

+ Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều này phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Vấn đề 3: Mối quan hệ về mặt quyền lợi giữa hai bên đối với sản phẩm phần mềm X .

Do bạn và anh A không phải là đồng tác giả của phần mềm X vì cả 2 không cùng sáng tạo nên phần mềm này, là phần sáng tạo riêng của mỗi người. Do đó, quyền lợi giữa 2 bên về sản phẩm phần mềm X là độc lập nhau khi được bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính.

>> Xem thêm:

3. Quyền tác giả đối với tài liệu tự biên soạn ?

Thưa Luật sư, em có câu hỏi muốn được giải đáp: Các tài liệu học tập về môn Quốc phòng – An ninh, được các giáo viên phân phối, giảng dạy, có đúc kết, lọc lại các phần trọng tâm, quan trọng cho sinh viên dễ học.

Đến hết khóa, là sẽ có thi, em có làm 1 số các bài Ôn tập học phần cho các bạn cùng lớp em để các bạn cùng học. Em không có ý định là muốn trục lợi từ việc đó. Em vẫn vui vẻ cho các bạn mượn tài liệu để photo ra (vì em photo thiếu vài bản). Các bạn em đem tài liệu đó xuống phòng Internet của trường học để photo ra thêm vài bản cho đủ, và sự việc bắt đầu ở đây. Ở phòng Internet vẫn photo cho các bạn, sau đó cố tình photo dư 1 bản, để dùng bản đó nhân ra thêm vài trăm, hay vài ngàn bản khác để bán cho các bạn lớp khác.

Vậy em xin hỏi là, Em có được quyền sở hữu trí tuệ (quyền tác giả) của tài liệu do em tự biên soạn, đúc kết lại không Luật sư? Và các giáo viên ở phòng Internet có vi phạm quyền tác giả không? (Vì tài liệu học đó là trong Tài liệu Quốc phòng – an ninh, được biên soạn từ Luật giáo dục quốc phòng an ninh ra để giảng dạy trong Trường đại học – trường cao đẳng) Em mong hồi đáp của Luật sư

Em xin cảm ơn !

Quyền tác giả đối với tài liệu tự biên soạn

:

Trả lời:

Bạn không được sở hữu quyền tác giả về tài liệu bạn tự biên soạn bởi thứ nhất bạn chưa đăng ký quyền tác giả và thứ hai là tác phẩm của bạn không đáp ứng điều kiện được bảo hộ quyền tác giả quy định tại Điều 13 , :

“1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này;

2. Tác giả, chủ sở hữu tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm lần đầu tiên công bố tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

Hành vi của phòng Internet không được coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả vì không thuộc một trong các hành vi sau đây:

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả, đồng tác giả trong trường hợp có đồng tác giả.

4. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín của tác giả.

5. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác).

6. Làm tác phẩm phái sinh nhưng không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền (trừ trường hợp có quy định khác).

7. Sử dụng tác phẩm mà không dược phép của chủ thể quyền, không trả nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất (trừ trường hợp có quy định khác).

8. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả, hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

9. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông hoặc các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Xuất bản tác phẩm không được phép của chủ sở hữu quyên tác giả.

11. Cố ý huỷ bỏ, làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền thực hiện để bảo vệ quyền.

12. Cố ý xoá bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

13. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu biện pháp kỹ thuật để bảo vệ quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình.

14. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

15. Xuất khẩu, nhập khẩu bản sao tác phẩm mà không được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép (Điều 28 , )

Trong trường hợp này, phòng Internet đã sử dụng tài liệu bạn tự biên soạn để sao chép chứ không sao chép tác phẩm của chính tác giả mà tài liệu của bạn là đúc kết kiến thức của bạn thông qua việc sử dụng tác phẩm của tác giả – không vi phạm quyền tác giả vì phục vụ việc học tập nghiên cứu.

4. Có bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả?

Quyền tác giả đối với tác phẩm phát sinh tại thời điểm tác phẩm sáng tạo được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt tác phẩm đã công bố hoặc chưa công bố, đã đăng ký bảo hộ hoặc chưa đăng ký bảo hộ.

Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đăng ký tác phẩm thuộc sở hữu của mình tại cơ quan bản quyền tác giả của Nhà nước để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Việc đăng ký bản quyền tác giả cũng không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu tác giả sáng tạo đăng ký tác phẩm với Cục Bản quyền tác giả thì không có nghĩa vụ phải chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại (Điều 49 , )

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Xin giấy phép biên tập

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *