Hành vi gọi điện quấy rối, đe doạ và xúc phạm người khác như trên có cấu thành tội làm nhục người khác không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Em chào luật sư. Cho e hỏi vấn đề này ạ. E có gặp trường hợp như thế này: chú này có một người con nuôi, khi chú nàybệnh thì có viết giấy uỷ quyền đât và nhà lại cho người cha. Sau khi ngườichú này mất thì người con nuôi này đòi bán đất để chia tài sản.

Người đượcuỷ quyền chịu bán nhưng vì chú này mới mất, người được uỷ quyền nói để tròn100 ngày rồi sẽ bán, nhưng người con nuôi không chịu. Bây h, người connuôi tranh chấp và luôn tìm cách gọi điện đe doạ, xúc phạm người được uỷquyền. Người con nuôi nói rằng trong thời gian bệnh tật chú này không đủtỉnh táo để viết giấy uỷ quyền và nói giấy uỷ quyền không có chữ ký, không có mặt vợ con thì giấy uy quyền này không hợp pháp cho em hỏi:

– Thứ nhất: trong trường hợp ký giấy uỷ quyền mà không có chữ ký,khong cómặt vợ và con thì giấy uỷ quyền đó có hợp pháp không ạ. ( trường hợp ở trênlà con nuôi , nhưng chưa làm tròn nghĩa vụ chăm sóc người nuôi dưỡng lúcgià yếu bệnh tật). Tuy chú này bệnh nhưng vẫn còn khả năng nhận thức được.

– Thứ 2, em muốn hỏi hành vi gọi điện quấy rối, đe doạ và xúc phạm ngườikhác như trên có cấu thành tội làm nhục người khác không. ( có bằng chứnglà có ghi âm lại lời đe doạ, xúc phạm). Trong trường hợp này phải giải quyết như thế nào ạ. Em nhờ luật sư giải đáp trường hợp này giúp em với ? 

Mong nhận được thư của luật sư. Em cảm ơn nhiều ạ.

Người gửi : Nhung Nguyen AB

 

Luật sư trả lời: 

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến luật sư tư vấn của công ty Xin giấy phép, sau thời gian nghiên cứu nội dung câu hỏi của bạn cùng các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan từ đó có câu trả lời tư vấn đến bạn như sau.

1. Căn cứ pháp lý

>&gt Xem thêm: 

2. Nội dung tư vấn

Thứ nhất: Trường hợp người chết không để lại di chúc thì tài sản người chết để lại sẽ được chia theo quy định pháp luật nếu có tranh chấp. Trường hợp mà bạn đề cập đến ở trong câu hỏi là tài sản có tranh chấp do người chết không để lại di chúc, còn giấy ủy quyền như bạn đã nói là không có giá trị pháp lý trong trường hợp này nữa. Nếu không có di chúc thì mảnh đất này sẽ chia theo quy định pháp luật, vì vậy người trông coi mảnh đất này nếu không có căn cứ nào khác sẽ không được quyền lợi gì từ mảnh đất đang tranh chấp này. Căn cứ theo Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền thừa kế như sau;

“Điều 609. Quyền thừa kế

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”

Căn cứ theo Điều 616 người quản lý đi sản quy định như sau:

“Điều 616. Người quản lý di sản

1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

>&gt Xem thêm: 

3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.”

Thứ hai: Đối với trường hợp người con nuôi có hành vi chửi bới, xúc phạm người khác thì có thể căn cứ vào mức độ, tính chất của hành vi đấy như thế nào và hậu quả đối với người khác như thế nào thì có thể căn cứ vào các nội dung đấy để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc xử lý hành chính. Vậy nên căn cứ theo Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định thì người này rất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác.

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

>&gt Xem thêm: 

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; 

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Từ căn cứ pháp lý và nội dung tư vấn của Luật sư ở trên hy vọng bạn đã rõ quy định pháp luật về vấn đề mà mình đang mắc phải từ đó có phương án giải quyết vấn đề của mình hiệu quả và đúng quy định pháp luật.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

>&gt Xem thêm: 

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *