Giữ văn bằng, chứng chỉ của người lao động có vi phạm pháp luật ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Luật sư. Tôi là người lao động đã ký 1 hợp đồng với công ty A thời hạn 3 năm. Mức lương 40 triệu đồng. Trong hợp đồng lao động có quy định về việc giữ văn bằng, chứng chỉ gốc. Tôi cũng đã đồng ý và ký vào hợp đồng lao động. Hiện nay do có việc cần nên tôi muốn lấy lại chứng chỉ nhưng công ty không đồng ý nên cần có quy định pháp luật để trao đổi lại với phía công ty. Mong Luật Xingiayphep giúp đỡ. Xin cảm ơn !

 

Trả lời

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý.

2. Luật sư trả lời:

Thứ nhất, Việc công ty giữ văn bằng, chứng chỉ của người lao động là đúng hay sai ?

Điều 20 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, hành vi giữ văn bằng, chứng chỉ của người lao động là một hành vi bị ” cấm ” theo quy định của pháp luật lao động. Mặc dù bạn và phía công ty có sự thỏa thuận về việc này và đựợc quy định trong hợp đồng lao động nhưng vì đây là điều khỏan cấm nên sẽ bị vô hiệu theo quy định tại khỏan 2 Điều 50 Bộ luật lao động 2012:

Điều 50. Hợp đồng lao động vô hiệu

1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật;

b) Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền;

c) Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm;

d) Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

2. Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

3. Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật về lao động, nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.

Thứ hai, việc giữ văn bằng, chứng chỉ của người lao động có thể bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định tại Khỏan 4 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ_CP thì hành vi giữ bằng đại học của người lao động thì phía công ty có thể bị xử lý với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 cuả Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

….

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 như sau: 

“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động 

….

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: 

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; 
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: 

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động:

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến bạn chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của bạn.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ số:     để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *