Giám định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn giao thông thực hiện như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi bị tai nạn giao thông mà các bên không thể thỏa thuận giải quyết thì cơ quan công an sẽ tiến hành đo đạc hiện trường để xác định lỗi của các bên, đồng thời đưa các bên đi giám định thương tật để làm cơ sở, căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Giám định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn giao thông thực hiện như thế nào ?

Xin chào Xin giấy phép ! Vừa qua em có xảy ra tai nạn giao thông, bị chấn thương sọ não và chảy máu não ở phần ngoài và hư hỏng xe. Em vừa được xuất viện về nhà điều trị. Em muốn hỏi là giờ em muốn làm giấy khám thương tật mà cơ quan công an chưa giải quyết thì e có tự làm được không ?

Cảm ơn!

Giám định tỷ lệ thương tật khi bị tai nạn giao thông thực hiện như thế nào ?

Giám định thương tật đối với vụ án tai nạn giao thông – Ảnh minh họa

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Khi bạn bị tai nạn giao thông thì cần xác định mức độ tổn hại sức khỏe. Nếu cơ quan công an không chủ động đưa bạn đi giám định tỷ lệ thương tật trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày có đơn yêu cầu thì gia đình bạn có quyền làm đơn yêu cầu giám định gửi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 :

“1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.”

Bạn có thể lựa chọn tổ chức giám định tư pháp công lập hoặc tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập. 

* Tổ chức giám định tư pháp công lập theo quy định tại Điều 12 Luật giám định tư pháp 2012 gồm:

– Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm

+ Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;

+ Trung tâm pháp y cấp tỉnh;

+ Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;

+ Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.

– Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:

+ Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;

+ Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế. Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

– Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm:

+ Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;

+ Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;

+ Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.

* Tổ chức giám định ngoài công lập: văn phòng giám định tư pháp

Như vậy, bạn có thể chủ động liên hệ tới một trong các cơ quan trên để đưa bạn đi giám định tỷ lệ thương tật.

Về độ hư hỏng của xe, bạn làm đơn gửi tới cơ quan công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn giao thông để yêu cầu xác minh. Đồng thời, cơ quan công an sẽ xác định nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông từ đó xác định ai là người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Người gây ra thiệt hại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Ngoài ra Theo quy định tại Điều 590 việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Lương cơ sở hiện  tại đang là 1.300.000 đồng. Như vậy, tùy thuộc vào mức độ lỗi, hai bên có thể thỏa thuận mức bồi thường tương ứng tứng bên dựa trên các khoản thiệt hại thực tế.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  gọi ngay số:  để được giải đáp.

>> Xem thêm: 

2. Đậu phương tiện xe đầu kép dẫn tới do xe máy đâm từ phía sau thì trách nhiệm bồi thường thế nào ?

Kính gửi ban luật sư, Vui lòng tư vấn dùm tôi trong trường hợp như sau: Chúng tôi kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hàng hóa, trong thời gian rồi, bên tôi có điều phương tiện lá xe đầu kéo , kéo theo sơmiromooc đi bỏ hàng, khi tới kcn, xe đầu kéo cắt lại sơmiromooc và thùng container lại bên vệ đường, sau đó vào kho công ty kéo somiromooc khác ra. 

Trong thời gian này thì 1 người đi xe máy từ phía sau đâm vào sơmiromooc cắt bên vệ đường dẫn tới thiệt mạng. Thời gian xẩy ra tai nạn là 22h, có đèn đường, phương tiện đậu trên đoạn đường cấm dừng cấm đậu. Xin ban luật sư tư vấn, trong trường hợp này phượng tiện trên vướng phải vi phạm nào, hình thức xử phạt, mức bồi thường cho nạn nhân là bao nhiêu. Trong trường nạn nạn nhân có xử dụng rượu bia khi đi xe máy, dẫn tới tai nạn thì mức xử phạt như thế nào, chủ phương tiện bị xử phạt ntn. Mức đòi hỏi của gia đình nạn nhân hiện tại là đói bồi thường 500. 000. 000vnd ?  

Xin ban luật sư tư vấn dùm.

– Hoàng Hữu Tình

Đậu phương tiện xe đầu kép dẫn tới tai nạn giao thông chết người do xe máy đâm từ phía sau thì trách nhiệm bồi thường thế nào ?

Đậu, đỗ phương tiện giao thông gây tai nạn – Ảnh minh họa

3. Gia đình nạn nhân bị chết do tai nạn giao thông viết người gây tai nạn có phải đi tù không ?

Thưa luật sư, Kính chào quý ! Lời đầu tiên xin chúc tất cả anh chị công tác tại lời chúc sức khỏe và thành đạt. Gia đình tôi vừa gặp chuyện khó khăn về tai nạn giao thông, kính xin quý Công ty hổ trợ pháp luật giúp tình huống sau: 

Anh tôi chạy xe tải ben cho một Công ty xây dựng (xe tải ben loại thùng 18m3) vừa gây ra tai nạn chết người cụ thể như sau: xe tải ben chạy cùng chiều với xe máy do 2 người phụ nữ đi trước, xe máy nhìn thấy xe ben phía sau đã nép vào lề chẵn may xe máy trượt ngã vào bên hông thùng xe ben và xe ben va phải 2 người phụ nữ trên. Sau đó đích thân anh tôi đưa hai người đi bệnh viện cấp cứu nhưng một người bị tét chân mất quá nhiều máu và đã qua đời, một người bị chấn thương nhẹ và không sao cả.

Sau tai nạn, phía gia đình tôi và Công ty xây dựng anh tôi đang công tác lo toàn bộ hậu sự, tang lễ và bồi thường thêm một khoảng tiền mặt tồng cộng chi cho gia đình bị tai nạn 55 triệu đồng. Bên gia đình bị nạn cũng đã viết và cam kết không khiếu kiện gì thêm.

Xin hỏi quý luật sư trong trường hợp trên thì anh tôi có bị đi tù không, mức án như thế nào?

Trong khi chờ đợi tư vấn, tôi xin chân thành cảm ơn!

Người hỏi: Nguyễn Lưu Duyên

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Điều 202 quy định:

“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội  thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Trong trường hợp này, nếu anh bạn không vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, đi đúng làn đường, đúng tín hiệu thì anh bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu anh bạn vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ thì dù gia đình nạn nhân có viết thì anh bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. Điều 105 quy định:

“Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

 2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Trong trường hợp này, thiệt hại chết người xảy ra không phải hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại cũng như không phải trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết như vậy chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu giao sử dụng xe tải ben gây tai nạn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm đến tính mạng người khác dù có lỗi hay không. Khoản 2, 3 Điều 623 quy định:

“Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra…

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác…”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi.

>> Xem thêm: 

4. Tai nạn giao thông chết người khi đâm vào vật nuôi thả rông (đàn bò) thì ai phải bồi thường ?

Thưa luật sư, Chị em trên đường đi làm về thì tông vào con bò bị chấn thương não chết. Chị không đội mũ bảo hiểm. Con bò cũng được chủ buộc vào xe chở để 1 bên đường. Theo người chứng kiến kể lại : khi chị tiến sát con bò giật mình nhảy lên và chi tông vào nó rồi té. Anh chị tư vấn giúp em trường hợp này bên em có được đền bù gi không ? Cảm ơn!

– Lâm Oanh

 

Luật sư Lê Minh Trường trả lời VOV2 về hành vi bỏ chạy khi gây tai nạn giao thông

5. Xác định lỗi và vấn đề bồi thường cho người tai nạn giao thông ?

Tai nạn giao thông mỗi năm cướp đi sinh mạng của gần 10.000 người và gấp nhiều lần con số đó số người bị thương. Xin giấy phép tư vấn và giải đáp vướng mắc về vấn đề kể trên:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Theo , Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Điều 617. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi

Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.

Theo đó, trong trường hợp này, bên gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị thiệt hại. Khoản tiền bồi thường sẽ do hai bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được hai bên có quyền khởi kiện lên Tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xác định khoản tiền bồi thường. 

Em 16 tuổi, đi xe gắn máy gây tai nạn cho một cô 47 tuổi. Trong lúc đi về qua khúc cua, em đi lướt qua một người khác đi cùng chiều, có lấn sang đường bên tay trái để vượt lên trước,không may đụng phải một cô đi ngược chiều. Cô ấy bị gãy chân, phải cấp cứu ở bệnh viện. Em muốn hỏi với lỗi vi phạm của em thì có thể chịu mức phạt như thế nào? em xin cảm ơn!

cháu điều khiển xe chưa đủ tuổi nên không có giấy phép gây tai nạn giao thông làm 1 em bé chết . cho hỏi cháu phải làm sao ạ

Trường hợp người gây thiệt hại là người chưa thành niên thì người đại diện theo pháp luật của người đó sẽ có trách nhiệm bồi thường.

Xin kính chào văn phòng luật sư minh khuê. Gia đình tôi đang găp rắc rối vì tai nạn giao thông. Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Trên đường đi ăn liên hoan về tôi có gây tai nạn giao thông và làm chết 1 người. Lúc đó tôi có sử dụng bia và nồng độ là 0.38. Tôi đã co đơn bãi nại của gia đình nạn nhân. Cho tôi hỏi là, tôi có phải bị chịu trách nhiệm hình sự không, và mức án của tôi là như thế nào.

Điều 202 quy định:

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

>>  Xem thêm:  

6. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây tai nạn giao thông được pháp luật quy định như thế nào ?

Luật Hình sự quy định về hình phạt đối với hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ, gây hâu quả nghiêm trọng. Trong chuyên để này Xin giấy phép sẽ giải đáp và làm rõ trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực giao thông đường bộ để Quý khách hàng được rõ:

Trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây tai nạn giao thông được pháp luật quy định như thế nào ?

Tư vấn về trách nhiệm hình sự đối với vụ án tai nạn giao thông – Ảnh minh họa

 

Luật áp dụng

Để xác định trách nhiệm của người gây thiệt hại do tai nạn giao thông gồm những gì. Ta xét trên hai phương diện bồi thường theo luật dân sự và trách nhiệm hình sự được quy định trong  ()

 

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 

​Điều 623 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

– Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

– Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

– Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

– Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

– Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

 

2. Mức bồi thường tai nạn giao thông:

– Gây thiệt hại về tài sản :trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

+ Tài sản bị mất;

+ Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

– Gây thiệt hại về sức khỏe

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

+ Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

– Gây thiệt hại về tính mạng

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

+ Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

 

3. Trách nhiệm hình sự

Ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo luật dân sự 2005 ở trên, người gây tai nạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có căn cứ

– Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau:

– Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 

– Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng được hiểu như sau: 

+ Làm chết một người;

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

+ Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

+ Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;”

+ Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

+ Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

– Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.”

Trên đây là những nội dung cung cấp về trách nhiệm khi gây tai nạn giao thông, các bạn có thể dựa vào thông tin trên để trả lời câu hỏi của mình.

Chúng tôi xin giải đáp một số câu hỏi có nội dung riêng biệt như sau: 

Kính chào luật sư. Tôi bị tai nạn giao thông chết người. Tòa án đã xử là 24 tháng án treo và đang giữ lại xe máy của tôi .luật sư cho tôi hỏi bao giờ tôi sẽ lấy lại được xe

khoản 8 Điều 125 Luật  thì:

” Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện , giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

 Như vậy, xe của bạn bị tạm giữ trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ, nếu kéo dài thì phải có văn bản gia hạn tạm giữ do cần thời gian để xác minh và không quá 30 ngày. Bạn có thể theo dõi thời gian của mình để làm đơn xin lấy lại xe khi hết thời hạn tạm giữ.

Chào luật sư, cho em hỏi ! Cha em bị tai nạn giao thông hiện trạng đang hôn mê sâu, khả năng hồi tỉnh có thể mất trí nhớ. Hiện gia đình em có biết được cha có gửi tiền tiết kiệm ngân hàng nhưng ko biết là ngân hàng nào và cũng ko tìm thấy giấy tờ gì. Luật sư cho em biết, như vậy nếu tình trạng xấu hơn hoặc vẫn còn hôn mê sâu, mà gia đình muốn lấy lại số tiền đó phải làm như thế nào và số tiền đó có bị mất hay ko ? Rất mong luật sư giúp đỡ vì gia đình hiện đang rất cần tiền đóng viện phí. Xin cám ơn luật sư !

Điều 22. Bộ luật dân sự có quy định về việc mất năng lực hành vi dân sự của cá nhân như sau: 

1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.

Khi không còn căn cứ tuyên bố một thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.

Điều 62. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự

1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.

2. Trong trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo là người giám hộ.

3. Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.

Điều 144. Phạm vi đại diện

1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, khi bố bạn bị hôn mê sâu, không thể nhận thức hành vi của mình thì mẹ bạn có thể làm thủ tục yêu cầu tòa ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, và mẹ bạn nếu không đủ điều kiện để làm giám hộ thì bạn hoặc anh/chị/em khác có đủ năng lực là người đại diện theo pháp luật của bố bạn.

Khoản tiền tiết kiệm là tài sản của bố bạn, nên sẽ không bị mất đi, tuy nhiên người giám hộ phải xác định được có sự tồn tại của khoản tiền tiết kiệm này, bằng cách liên hệ với các ngân hàng để xác nhận tài khoản tiết kiệm. Người này có thể đại diện cho bố bạn xác lập hay rút các khoản tiền tiết kiệm của bố bạn tại ngân hàng để chi trả tiền viện phí của bố bạn. theo quy định tại Điều 67, 68 Luật dân sự. 

Chào anh ạ. Em có đôi chút về vấn đề hưởng bảo hiểm xã hội nhờ a tư vấn giúp em ạ. Em hiện đang là nhân viên của công ty tại hà nội. Ngày 29/12/2015. Trên đường đi làm về em có bị tai nạn giao thông ( em là người gây tai nạn). Em bị vỡ xương mâm chày chân trái và không có khả năng đi làm được. Em đã kí hợp đồng chính thức với công ty vào ngày 1/8/2015. Và đóng bảo hiểm hàng tháng. Vậy với trường hợp của em thì em được hưởng những chế độ gì? Và em cần làm những gì để hưởng những chế độ đó. Mong anh tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn!!!

Luật bảo hiểm xã hội có quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

“Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này”

Như vậy, nếu bạn chứng minh được bạn bị tai nạn trên tuyến đường từ nơi làm việc về nhà trong khoảng thời gian hợp lý, và làm giấy xác nhận suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì bạn được hưởng chế độ tai nạn lao động theo luật bảo hiểm xã hội. như sau

Điều 46: Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Điều 47: Trợ cấp hàng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

.Ngoài ra, bạn được trợ cấp tai nạn lao động do công ty chi trả theo thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH tại Điều 4 như sau:

Điều 4: Trợ cấp tai nạn lao động

1. Người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp:

a) Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động;

b) Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn).

2. Nguyên tắc trợ cấp: Việc trợ cấp được thực hiện từng lần; tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.

3. Mức trợ cấp:

a) Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động;

b) Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tra bảng theo mức bồi thường tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc tính theo công thức dưới đây:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông – Công ty luật Minh KHuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *