“Bốc đầu” khi đi xe máy có thể bị xử phạt đến hàng chục triệu đồng ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào công ty luật minh khuê, tôi muốn tư vấn về những hành vi như lạng lách, đánh võng, bốc đầu khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn luật sư !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Giao thông của

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

2. :

Tham gia giao thông an toàn là hạnh phúc và cũng là trách nhiệm của mọi người dân.

Bên cạnh những lỗi thường thấy như vượt đèn đỏ, , đi ngược chiều,… thì hành vi điều khiển xe lạng lách, đáng võng, bịt mắt, bỏ hai tay, đi xe bằng 1 bánh đối với xe đi 2 bánh,… gây ra mối nguy hiểm rất lớn cho những người cùng tham gia giao thông và cho chính người thực hiện hành vi.

Theo quy định hiện hành, mức phạt cao nhất đối với hành vi ” bốc đầu”, nghĩa là điều khiển xe bằng 1 bánh đối với xe 2 bánh có thể bị xử lý với mức cao nhất lên tới 14.000.000 đồng nếu như người điều khiển xe thực hiện hành vi trên gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thực hiện nhiệm vụ ( lực lượng cảnh sát giao thông, cơ động,…).

Tại Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định

9. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người Điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buông cả hai tay khi đang Điều khiển xe; dùng chân Điều khiển xe; ngồi về một bên Điều khiển xe; nằm trên yên xe Điều khiển xe; thay người Điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để Điều khiển xe hoặc bịt mắt Điều khiển xe;

b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quy định.

10. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 9 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.

Chưa tính đến các lỗi vi phạm khác như: không mang Giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe,… thì người vi phạm còn có thể chịu mức phạt tiền cao hơn.

Ngoài ra, người điều khiển xe moto, xe gắn máy còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu gây thiệt hại đủ theo như Bộ luật hình sự hiện hành.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Giao thông đường bộ trực tuyến, gọi:    để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *