Giải quyết các tranh chấp về lối đi chung và quyền trổ cửa ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mở ngõ đi chung, lối đi chung hay mở cửa sổ, cửa hậu ra lối đi chung thì có vi phạm quy định của pháp luật hay không ? Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn giải quyết các tranh chấp về lối đi chung và quyền trổ cửa như sau:

Mục lục bài viết

1. Giải quyết các tranh chấp về lối đi chung và quyền trổ cửa ?

xin giải quyết các tranh chấp về lối đi chung và quyền trổ cửa như sau:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Vấn đề 1: Tranh chấp lối đi chung (Văn bản mới: )

Điều 273. Quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề

Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp, thoát nước, cấp khí ga, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý, nhưng phải đền bù, nếu không có thoả thuận khác.

Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Như vậy, lối đi chung hiện nay giữa các bất động sản liền kề thường xảy ra tranh chấp. Đối với bất động sản được xác định là chỉ có một lối đi ra duy nhất đến đường côn cộng mà không còn lối đi nào khác thì được phép yêu cầu bất động sản liền kề giành cho mình một lối đi duy nhất đến đường công cộng. Và nếu bất động sản liền kề không giành cho lối đi chung hay có hành vi ngăn cấm hạn chế xây dựng mở rộng lối đi chung thì bạn có quyền làm đơn trình lên ủy ban nhân dân cấp xã phường để hòa giải. Hòa giải không thành bạn có quyên khởi kiện ra tòa cấp huyện/quận nơi bị đơn cư trú để đòi quyền lợi cá nhân.

Vấn đề 2: Quyền trổ cửa

Theo quy định tại Điều 271: Hạn chế quyền trổ cửa – Bộ luật Dân sự năm 2005 thì:“Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng”.

Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm QĐ 04/2008 QĐ-BXD chỉ thay thế phần II của quy chuẩnxây dựng ban hành kèm QĐ số 682/BXD-CSXD 1996 nên về việc trổ cửa sổ theo nguyên tắc vẫn phải áp dụng Quy chuẩn xây dựng ban hành kèm QĐ số 682/BXD-CSXD 1996 của Bộ Xây Dựng.

Cụ thể:

Theo quy định của Điều 7 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Xây dựng, thì:

Chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa sổ, lỗ thông hơi, lỗ thông gió theo quy định sau:

– Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà).

– Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2m.

– Trong trường hợp người có quyền sử dụng lô đất liền kề có thỏa thuận thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2m có thể mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà. Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép ngoài cùng cao hơn mặt sàn ít nhất là 2m.Khi thỏa thuận bị hủy bỏ; việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử.

Tại mục 6.4.3 quy định: “Không được phép mở cửa đi, cửa sổ, cửa thông gió nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà bên cạnh từ 2,0 m trở lên”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Tham khảo ngay:

2. Tư vấn lối đi chung và ?

Xin kính chào luật sư,xin luật sư tư vấn dùm tôi việc như sau : tôi có mua miếng đất 198 m2(thổ cư 120m) tại phường phú hòa ,thành phốthủ dầu một,tỉnh bình dương và được sở tài nguyên môi trường tỉnh bìnhdương cấp sổ đỏ ngày 19-7-2016.

Phần đất tôi mua cách đường chính 45m,đường chính rộng hơn 4m,từ đườngchính vào có lối đi chung 2m dài 30, đất tôi mua còn 15m chưa có lối vàonhưng trong 15m không có lối đi đó cũng có 3 hộ đi chung cũng không thểhiện lối đi trên sổ. Phần đất tự đi chung là của ông nguyễn văn trỏ. Nay tôi ra phòng quản lý đô thị thì được hướng dẫnphải có sự đồng ý và chữ ký xát nhận cho đi chung của ông trỏ mới cấp đượcgiấy phép cho tôi. Xong tôi đã nhiều lần thỏa thuận với ông trỏ nhưng ông nói “đi thì cứ đitôi không cấm,xin giấy phép được thì xây chú mừng chứ chú không cản, bán thì chú cũng không bán ,bà con cứ đi chú không rào lại đâu mà lo ,còn kýthì tôi không ký vì sợ mất quyền lơi sau này gì đó. “. Vậy xin hỏi luật sư chỉ giúp tôi cách nào để tôi xin được giấy phép xâydựng với,tôi thành thật cảm ơn ?

Mong sớm nhận được thư của luật sư.

– Nhon Trinh

>> Luật sư trả lời:

3. Dân lấn đất làm lối đi chung thì xử lý như thế nào ?

Cho em được hỏi: nhà em tự xây dựng đã lâu không có giấy phép xây dựng, tổng diện tích theo là 56,8m2 nhưng mà nhà em xây dựng không hết diện tích đó, chỉ xây khoảng 32m2 thôi vì chừa khoảng trống bên hông nhà để đậu xe tải. Khoảng không đó liền kề với lối đi chung của người dân trong xóm.

Nay người dân trong xóm không cho nhà em đậu xe tải và muốn lấy luôn phần liền kề đó ghép vào lối đi chung. Mà nhà em đóng thuế đất đai là đóng đủ tiền thuế của 56,8m2. Vậy nhà em có được giữ lại phần đất đậu xe tải của nhà em không ?

Em cảm ơn luật sư.

– Nguyễn Ngọc Hân

>> Luật sư trả lời:

4. Quy định của pháp luật về lối đi chung, riêng ?

Tôi được cấp đất làm nhà năm 1985. Nhưng mãi năm 1992 tôi mới được xã về cắt cho lối đi riêng vào nhà. (Từ đường lớn vào nhà tôi khoảng 100m trên đất của ông cha tôi để lại và không hề tranh chấp với ai vì nó là con đường chỉ vào nhà tôi ở). Tôi đã bỏ tiền ra làm con đường rộng chừng 3m, lát đá chống xói lở.

Năm 2005 một số hộ có đất canh tác trước cửa nhà tôi tự ý đi nhờ để sản xuất. Sau hơn 10 năm cho đi nhờ tôi thấy bất tiện vì đến vụ sản xuất mọi người cứ dựa xe máy, xe đạp vào cánh cổng nhà tôi, thậm chí còn buộc cả trâu, bò, để xe bò chắn hết lối vào nhà tôi. Do vậy năm 1016 tôi quyết định rào lối đi xuống đồng và không cho mọi người qua lối đi vào nhà tôi nữa. Rất nhiều người cho rằng tôi đã vi phạm vào Luật đất đai 2012. Vậy tôi nhờ xem tôi có vi phạm Luật không?

Xin chân thành cảm ơn!

Quy định về lối đi chung, riêng ?

gọi :

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp thì lối đi đó là lối đi riêng vào nhà bạn do UBND xã cấp năm 1992, tức là thuộc sở hữu hợp pháp của gia đình bạn cho nên gia đình bạn được quyền sử dụng, định đoạt mà không ai được cản trở.

Tuy nhiên, Điều 275 () quy định:

“Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Như vậy, nếu những hộ dân có đất canh tác đó bị vây bọc bởi các bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có lối đi thì bạn là chủ sở hữu bất động sản liền kề phải có trách nhiệm cung cấp lối đi cho những hộ dân đó.

>> Tham khảo ngay:

5. Có được mở thêm cổng phụ ra lối đi chung khác không?

Thưa luật sư! Tôi ở phường Minh Khai, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Gia đình chồng tôi có 4 người con trai, Các Cụ đã phân chia thành 4 mảnh đất cho các con, thỏa thuận để các lối đi chung giữa các lô đất. Khi địa chính xã đến đo đạc để làm sổ đỏ các hộ đã thống nhất các mốc giới dành những phần đất làm lối đi chung giữa các thửa đất. Sổ đỏ đã được cấp cho tất cả các hộ từ năm 2004.

Gia đình tôi hiện đang sở hữu mảnh đất số 51, có S=297 m2. (xin gửi kèm theo sơ đồ). Các mảnh đất có ký hiệu 293, 1, 52 là 3 mảnh đất của 3 người còn lại. Các ký hiệu 50,53 là lối đi. Hiện tại gia đình tôi đang có 1 nhà C4 có tường nhà tiếp giáp với cạnh đất dài 14.3855 m. Tôi sử dụng chung cổng, lối đi chung (50) với hộ số 293. Trên cổng đánh số nhà của 2 hộ. Nay tôi có nhu cầu sử dụng 1 phần đất của mình là ô đất có cạnh 8,8694 X 11,9147, tiếp giáp với ngõ đi số 53.

Tôi xin hỏi gia đình tôi có quyền mở cổng ra vào đi theo ngõ 53 được không? Hộ gia đình số 1 ở bên trong từ trước đến nay sử dụng một mình ngõ đi đó, cổng nhà đánh số 6. Họ nói rằng ngõ 53 chỉ một mình họ sử dụng, chỉ cho phép nhà tôi đi nhờ thôi. Nếu sau này mà tôi chuyển nhượng sang cho người khác thì không được phép đi như vậy có đúng không? Nếu hộ gia đình số 52 cũng muốn mở cổng ra lối đi 53 thì có được không? (Hiện giờ hộ 52 mở cổng ra đường ngõ chung, cùng hướng với cạnh đất dài 12,7729 m của nhà tôi) Gia đình tôi có những quyền lợi gì với các lối đi chung này?

Xin luật sư tư vấn cho tôi cách giải quyết trong trường hợp này để không ảnh hưởng đến tình cảm gia đình. Mong nhận được tư vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Gia đình chồng bạn có 4 người con trai, Các Cụ đã phân chia thành 4 mảnh đất cho các con, thỏa thuận để các lối đi chung giữa các lô đất. Khi địa chính xã đến đo đạc để làm sổ đỏ các hộ đã thống nhất các mốc giới dành những phần đất làm lối đi chung giữa các thửa đất. Sổ đỏ đã được cấp cho tất cả các hộ từ năm 2004. Tuy nhiên vì bạn đã có một lối đi nên sẽ không được áp dụng theo quy định tại điều 275 Bộ :

“Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

Theo như thông tin bạn cung cấp thì Hộ gia đình số 1 ở bên trong từ trước đến nay sử dụng một mình ngõ đi đó, cổng nhà đánh số 6, họ nói rằng ngõ 53 chỉ một mình họ sử dụng, chỉ cho phép nhà bạn đi nhờ thôi. Như vậy, nếu diện tích làm lối đi chung trên là thuộc quyền sử dụng hợp pháp của nhà Hộ gia đình số 1 thì bạn chỉ được sử dụng một cách hạn chế: sử dụng để đi lại, cấp thoát nước, gas, thông tin liên lạc…và có thể phải đền bù cho Hộ gia đình số 1 (Chủ sở hữu hợp pháp) nên các bên không có thỏa thuận khác. Do đó nếu sau này mà bạn chuyển nhượng sang cho người khác thì không được phép đi như vậy là đúng và nếu bạn muốn đi vào ngõ 53 cũng như nếu hộ gia đình số 52 cũng muốn mở cổng ra lối đi 53 thì cần thỏa thuận và đền bù với Hộ gia đình số 1.

Còn nếu diện tích làm lối đi chung trên không thuộc quyền sử dụng hợp pháp của nhà Hộ gia đình số 1 và việc mở cổng ra vào đi theo ngõ 53 không làm ảnh hưởng gì đến hộ gia đình số 1 thì hộ gia đình số 1 không có quyền phản đối. Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra bạn có thể yêu cầu UBND Xã hòa giải, nếu không giải quyết được thì có quyền yêu cầu UBND huyện hoặc Tòa Án Nhân dân giải quyết.

Ngoài ra Điều 166 và Điều cũng quy định về quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất như sau:

“Điều 166. Quyền chung của người sử dụng đất ()

1. Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình.

6. Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này.

7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.”

“Điều 170. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, ; , theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.

5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.”

Như vậy để không làm ảnh hưởng đến tình cảm gia đình thì bạn có thể thỏa thuận với hộ gia đình số 1 về quyền của bạn trong việc sử dụng lối đi chung này.

>> Tham khảo ngay:

6. Tư vấn tranh chấp đất liên quan đến lối đi chung ?

Kính gửi đến quý cơ quan lời chào trân trọng nhất. Tôi có nhận chuyển nhượng một thửa đất, thực trạng trước đây của thửa đất trên QSDD là có đường nội bộ 1m. Hiện trạng thực tế thì thửa đất tôi có 1 đường 1m và phía sau là đường 5m và có 1 cánh cửa ra vào ở đường 5m này(chưa cập nhật vào QSDD).

Chúng tôi tiến hành cập nhật đường 5m vào QSDD thì Theo hồ sơ kỹ thuật thửa đất đã được UBND Phường và Văn phòng đăng ký đất đai TX xác nhận, thửa đất có phát sinh đường đi 5m so với GCN trước đây. Theo biên bản xác minh hiện trạng của UBND Phường, đường đi 5m này thuộc thửa 644 đã được thu hồi và hiện nay không thuộc quyền quản lý, sử dụng của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Thị Xã cũng đã tiếp nhận hồi sơ và hen ngày đóng thuế, chuyển QSDD cho tôi. Chúng tôi đang sơn sửa lại cho sạch sẽ để ở và thêm 1 cánh cửa nữa ở đường 5m để tiện dắt xe ra vào. Tuy nhiên, ngày 10/7/2016 một số hộ dân liền kề bên trong đã tự ý xây bức tường cao khoảng trên 1m làm bít cửa đi ra đường 5m của nhà chúng tôi và để 01 thùng rác ngay cửa ra vào nhà chúng tôi. Việc này đặc biệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của gia đình chúng tôi. Trước khi sửa chữa lại căn nhà, chúng tôi được biết đường đi 5m hiện đã đổ bê tông là do một số hộ dân liền kề bên trong tự bỏ tiền ra làm. Chúng tôi đã nói chuyện để đi chung đường 5m.

Tuy nhiên, các hộ dân này vẫn không muốn cho chúng tôi đi con đường 5m (mặc dù đường 5m này không thuộc sở hữu của họ theo xác nhận của UBND và hiện trạng trước đây nhà chúng tôi đã có 1 cửa đang đi ra đường 5m). Trích yếu lịch sử đường 5m: thửa đất 644 này (là con đường 5 hiện tại) do 1 người A đứng tên cùng với 1 thửa 122 nữa. Năm 2011 người A bán toàn bộ đất trên cho ông B. trên giấy QSDD của ông A thể hiện nhà nước đã thu hồi do đã bán toàn bộ diện tích cho ông B và diện tích còn lại làm đường nội bộ. QSDD của ông B chỉ thể hiện diện tích thửa 122, và ko thể hiện thửa 644 nữa mà thể hiện là đường nội bộ. Và ông B cũng tách sổ bán hết diện tích cho những người là hàng xóm liền kề bên trong bây giờ của tôi vào năm 2011 và nhà nước đã thu hồi QSDD của ông B.

Vậy nay cho tôi hỏi

– Việc làm xây đường của các hộ bên trong như vậy có đúng không, nếu không họ vi phạm ở quy định gì ?

– Được biết sau khi xây tường xong, họ và ông B có ký giấy bán con đường đó, có thể lùi ngày hiệu lực, việc làm này có đúng không ?

– Tôi đã gửi đơn cứu xét lên UBND phường nhưng UBND phường bảo đợi đến ngày tôi có QSDD tên tôi mới được xem xét (tôi đang nộp hồ sơ đã có phiếu hẹn ngày trả kết quả để đóng thuế và nhận QSDD). Việc kéo dài thời gian xem xét trên có hợp lý không, vì họ để thùng rác trước nhà tôi rất ô nhiễm, lại bít lối đi như vậy làm cho cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn ?

Chân thành cảm ơn quý cơ quan đã giúp đỡ tôi, Mong quý cơ quan phản hồi sớm giúp qua địa chỉ.

>> , Gọi:

Trả lời.

– Căn cứ vào khoản 2 Điều 106 quy định như sau:

“Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp

1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:

a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;

b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.

2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;

b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.

3. Việc thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều này do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 105 của Luật này quyết định sau khi đã có kết luận của cơ quan thanh tra cùng cấp, văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về .

Vậy theo như trình bày thì thửa đất 644 đã bị nhà nước thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do nhà nước thu hồi đất toàn bộ diện tích đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Xây nhà trên đất không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt theo quy định của :

“Điều 10. Lấn, chiếm đất

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.”

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai về thẩm quyền của UBND cấp Huyện:

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.”

Vậy không cần đợi có giấy chứng nhận thì UBND Quận có thẩm quyền xử lý vụ việc trên và buộc trả lại hiện trạng đất ban đầu do 5m đất là đất được nhà nước thu hồi.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Đất đai –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *