Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động gây thiệt hại cho công ty ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Gửi luật sư. Trường hợp của tôi như sau xin được luật sư tư vấn: Hiện nay tôi đang có hợp đồng lao động không thời hạn tại công ty liên doanh nước ngoài, tôi là nhân viên lái xe chở hàng khí tiệt trùng đi các công ty khác.

Qua thời gian 1 năm rưỡi qua xe chưa được lắp định vị GPS, và mới lắp được 3-4 tháng nay. Rồi công ty có so sánh với thời gian trước về hành trình km thì thấy chênh lệnh nhau về con số, và cũng đã hỏi tôi về lý do của sự chênh lệch đó. Tôi cũng đã nói là do khách quan và một phần cũng do bản thân trước kia cũng có sự điều chỉnh nên như vậy. Xe thì công ty khoán dầu ngay từ đầu rồi. Vì sự việc này mà công ty đang cho tôi nghỉ, và chưa làm thủ tục bảo hiểm cho tôi, và lại còn giữ lại lương tháng cuối năm của tôi bảo là không thanh toán, ngoài ra còn tiền tăng ca và các phụ phí khác nữa. Công ty còn đang muốn bắt phạt tôi về chuyện số Km thừa của thời gian trước. Tôi đang chưa biết phương án giải quyết ra sao mong luật sư tư vấn.

1. Công ty có được phép giữ tiền lương, tiền thanh toán nghỉ phép và các khoản phụ phí khác của tôi không?

2, Công ty có được giữ sổ bảo hiểm của tôi trong khi hợp đồng của tôi là vô thời hạn không?

3. Còn về vấn đề công ty muốn tôi đền số Km chênh lệnh của thời gian trước có được không?

Mong luật sư cho biết luật của lao động về trường hợp của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục g của Công ty Xin giấy phép.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Công ty có được phép giữ tiền lương, tiền thanh toán nghỉ phép và các khoản phụ phí khác của tôi không?

Theo Điều 24 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, người lao động phải được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng hạn.

Đồng thời, Nghị định này cũng nêu rõ, người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và được ấn định vào một thời điểm cụ thể trong tháng.

Theo đó, trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thì không được trả chậm quá 01 tháng.

Đặc biệt, công ty chậm trả lương, nhân viên được nhận thêm tiền lãi.

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu không có lí do bất khả kháng, đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn thì người sử dụng lao động không được chậm trả, giữ lương của người lao động.

Công ty không được phép thực hiện hành vi giữ lương, chậm trả lương hay kỷ luật bằng hình thức phạt tiền lương…

Như vậy trường hợp này nếu quá 1 tháng mà công ty không trả lương cho anh thì anh có quyền khiếu nại lên giám đốc công ty về quyết định này.

2. Công ty có được giữ sổ bảo hiểm của tôi trong khi hợp đồng của tôi là vô thời hạn không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 47 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động có quy định như sau:

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

Như vậy việc công ty bạn giữ lại sổ bhxh của bạn là trái pháp luật và bạn có thể làm đơn yêu cầu họ trả sổ cho mình, trường hợp họ không trả bạn có thể làm đơn khiếu nại lên phòng lao động thương binh xã hội để yêu cầu giải quyết.

3. Còn về vấn đề công ty muốn tôi đền số Km chênh lệnh của thời gian trước có được không?

Khi gây thiệt hại cho công ty, bạn có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định như sau, bạn căn cứ vào thiệt hại mà bạn gây ra cho công ty để xác định số tiền bồi thường của mình. Quy định tại Điều 130 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

Điều 130. Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Điều 32. Bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 101 của Bộ luật Lao động do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc do Chính phủ công bố.

2. Người lao động phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường khi thuộc một trong các trường hợp sau:

c) Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.

3. Trường hợp người lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều này mà có hợp đồng trách nhiệm với người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

Hơn nữa, căn cứ vào Điều 47 Bộ luật lao động như sau:

Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động

1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, hành vi giữ lương và không trả sổ bảo hiểm cho bạn từ phía công ty là hành vi trái pháp luật. Bạn có thể khiếu nại lên ban giám đốc công ty để được giải quyết. Nếu như không được giải quyết thì bạn có thể giải quyết thông qua hòa giải viên lao động hoặc khởi kiện ra Tòa án Lao động để bảo vệ quyền lợi của mình.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật lao động.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *