Đổi họ cho con khi làm thủ tục nhận cha – con ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, thưa luật sư cả hai vợ chồng em đều sinh năm 1997. Năm ngoái chồng em vẫn chưa đủ 20 tuổi để đăng kí kết hôn do vậy con em đã được lấy họ mẹ. Vậy nay vợ chồng em đã đủ tuổi đăng kí, hiện giờ em muốn đổi họ của con trai em sang họ cha được không ạ.

Luật sư cho e hỏi thủ tục đổi có phức tạp không, và nếu đổi được thì đó là hay là bản sao khai sinh hay thế nào ạ ( giờ cháu được 15 tháng tuổi, liệu đổi có khó không ạ).

Thân gửi luật sư!

Người gửi : Lê N

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Xin giấy phép, câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và xin được trả lời như sau:

Thủ tục nhận cha – con

Do hai bạn sinh con trước rồi mới đăng ký kết hôn nên về mặt pháp lý, đứa bé không phải con chung của hai bạn, bạn muốn được pháp luật thừa nhận quan hệ cha – con này thì bạn cần làm thủ tục nhận cha – con tại UBND cấp xã/phường nơi trước đây đã đăng ký khai sinh.

Điều 25 quy định:

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Theo căn cứ trên thì thủ tục nhận cha, con như sau:

– Hồ sơ:

+ Tờ khai theo quy định

+ Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con

– Thẩm quyền: Uỷ ban nhân dân cấp xã

– Thời gian giải quyết: 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong trường hợp cần xác minh thì thời hạn được kéo dài không quá 5 ngày làm việc.

, quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha – con như sau:

Điều 11. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:

1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ cha mẹ con.

2. Trường hợp không có văn bản quy định tại khoản 1 Điều này thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha, mẹ về việc trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha, mẹ làm chứng.

Cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm giải thích rõ trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này hoặc hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan, làm chứng không đúng sự thật.

Nếu bạn có một trong những chứng cứ nêu trên thì bạn cùng chồng mình trực tiếp làm thủ tục nhận cha, con tại UBND cấp xã.

Nếu bạn không có những chứng cứ nêu trên thì vợ, chồng bạn làm bản cam kết về việc xác nhận con chung tại UBND cấp xã, cụ thể được quy định tại điều 13, thông tư 15/2015/TT-BTP như sau:

Điều 13. Hướng dẫn đăng ký nhận cha, mẹ, con, bổ sung hộ tịch trong một số trường hợp đặc biệt

1. Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp, người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.

2. Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, đã được đăng ký khai sinh không có thông tin về người cha, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.

Theo quy định nêu trên, sau khi bạn làm thủ tục nhận cha- con thì tên người cha sẽ được bổ sung vào phần để trống trong giấy khai sinh gốc.

Thay đổi họ, tên

Trường hợp bạn có yêu cầu đổi họ cho con sang họ cha thì cần phải làm thủ tục tahy đổi họ tên, việc thay đổi sẽ được cập nhật lại tại trang sau của giấy khai sinh đã được cấp trước đó.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *