Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng do tai nạn lao động?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trợ cấp tai nạn lao động có thể được hưởng trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng theo quy định của pháp luật. Luật sư của Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn về điều kiện hưởng tai nạn lao động và trợ cấp cho người bị tai nạn lao động:

Mục lục bài viết

1. Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng do tai nạn lao động?

Thưa luật sư, cơ quan em có trường hợp công nhân Nguyễn Văn A bị chết vì tai nạn giao thông trong lúc được mời đến trụ sở cơ quan để làm việc. Trường hợp tai nạn giao thông trên đã được Sở Lao động Thương binh & xã hội xác nhận tai nạn giao thông được coi là tai nạn lao động và đã hoàn tất hồ sơ tai nạn lao động để thân nhân hưởng trợ cấp hàng tháng.

Tai nạn xảy ra vào ngày 12/01/2018. Cán bộ nghiệp vụ của cơ quan đã đến cơ quan BHXH báo giảm cho trường hợp của công nhân trên với lý do là chết. Thời gian báo giảm là tháng 01 năm 2018. Nhưng trong tháng 12 năm 2017 công nhân Nguyễn Văn A ốm đau quá 14 ngày trong tháng nên cán bộ nghiệp vụ cũng đã báo giảm đối với công nhân A tới cơ quan BHXH với lý do là nghỉ quá 14 ngày trong tháng 12 năm 2017. Sau khi hoàn tất hồ sơ tai nạn lao động cán bộ nghiệp vụ của cơ quan đã nộp toàn bộ giấy tờ hồ sơ tai nạn liên quan đến cơ quan BHXH nhưng cơ quan BHXH trả lời không được hưởng trợ cấp hằng tháng đối với thân nhân vì báo giảm liên tiếp trong tháng 12 năm 2017 và tháng 01 năm 2018. Xin hỏi luật sư cơ quan BHXH trả lời như vậy có đúng không?

Mong luật sư sớm trả lời! Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn!

Người hỏi: L.T.T.H

Điều kiện hưởng trợ cấp hàng tháng do tai nạn lao động ?

Trả lời:

Khoản 1 Điều 67 quy định về các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng:

“1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:

a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa ;

b) Đang hưởng lương hưu;

c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Đang hưởng , bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.”

Theo như bạn trình bày thì cơ quan đã báo giảm bảo hiểm xã hội đối với công nhân trên, căn cứ vào quy định pháp luật trên thì thân nhân của công nhân này vẫn được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng vì người này chết do tai nạn lao động. Pháp luật không có quy định về việc báo giảm hai tháng liên tiếp là không được hưởng chế độ tuất hằng tháng theo quy định mà chỉ cần đáp ứng một trong các trường hợp nêu trên và có thân nhân đủ điều kiệnd dược hưởng chế độ tử tuất thì sẽ được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

2. Điều kiện để được hưởng ?

Kính thưa công ty Xin giấy phép! Tôi là A, tôi đang công tác tại công ty TNHH X. Tôi có một thắc mắc mong các anh chị tư vấn giúp. Khoảng tháng 06 năm 2018, lúc 10h30 tôi đang làm việc tại văn phòng, công việc hành chính. Lúc đó tôi có đi vào phòng toilet vệ sinh thì đột nhiên bị nhói lưng không rõ nguyên nhân, sau đó tôi được bạn đồng nghiệp dìu ra xe công ty đưa lên bệnh viện cấp cứu và được chẩn đoán và điều trị trượt sống lưng đốt L4-L5.

Sau khi điều trị khoảng 01 tháng tôi quay lại công ty làm việc bình thường. Sau đó tôi có gửi hồ sơ khám chữa bệnh cho phòng hành chính nhân sự thì có nhận được số tiền khoảng 24 triệu của công ty bảo hiểm. Từ đó đến nay tôi không quan tâm lắm vấn đề này nữa, nhưng do dạo gần đây tôi có tham gia khoá học phần công đoàn trong đó có nói một số nội dung về chế độ chính sách khi bị tai nạn lao động. Vậy tôi muốn hỏi như sau: Như trường hợp của tôi có được xem là tại nạn lao động khi đang làm việc? Trường hợp của tôi vào thời điểm đó, công ty không lập biên bản điều tra tai nạn lao động, vậy bây giờ tôi có quyền yêu cầu công ty lập biên bản điều tra lại? Bây giờ tôi có thể làm đơn yêu cầu bảo hiểm xã hội tỉnh thanh toán được không? Tôi xin chân thành cảm ơn !

, gọi:

Trả lời:

Thứ nhất, về việc trường hợp của bạn có phải là tai nạn lao động không?

Căn cứ Điều 45 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

“Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Điều 142 quy định về tai nạn lao động như sau:

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Căn cứ vào quy định trên thì trường hợp trong giờ làm việc bạn đi vệ sinh và bị đau nhói ở lưng không rõ nguyên nhân và phải đi cấp cứu thì có được coi là tai nạn lao động khi đang làm việc.

Thứ hai, về việc yêu cầu điều tra tai nạn lao động?

Theo khoản 6 Điều 35 quy định như sau:

“6. Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động thuộc thẩm quyền của Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh và cấp trung ương quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính từ thời điểm nhận tin báo, khai báo tai nạn lao động đến khi công bố biên bản điều tra tai nạn lao động như sau:

a) Không quá 04 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nhẹ người lao động;

b) Không quá 07 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động;

c) Không quá 20 ngày đối với tai nạn lao động làm bị thương nặng từ hai người lao động trở lên;

d) Không quá 30 ngày đối với tai nạn lao động chết người; không quá 60 ngày đối với tai nạn lao động cần phải giám định kỹ thuật hoặc giám định pháp y. Trường hợp các vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm do cơ quan điều tra tiến hành điều tra nhưng sau đó ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thời hạn điều tra được tính từ khi Đoàn điều tra tai nạn lao động nhận được đầy đủ tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn.

Đối với tai nạn lao động được quy định tại các điểm b, c và d của khoản này có tình tiết phức tạp thì được gia hạn thời gian điều tra một lần nhưng thời hạn gia hạn không vượt quá thời hạn quy định tại các điểm này; Trưởng đoàn điều tra phải báo cáo việc gia hạn và được sự đồng ý của người ban hành quyết định thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động đối với tai nạn lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản này.”

Căn cứ vào quy định trên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm điều tra tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động nặng làm bị thương 01 người lao động, sự cố nghiêm trọng, do đó bạn có thể yêu cầu công ty lập biên bản điều tra tai nạn lao động nếu công ty bạn chưa thực hiện nghĩa vụ này.

Thứ ba, về việc hưởng ?

Theo quy định tại Điều 145 thì người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có quyền:

“1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.”

Như vậy, trường hợp của bạn bị tai nạn lao động và nếu công ty bạn đã đóng bảo hiểm xã hội cho bạn thì bạn có quyền gửi đơn yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

>> Tham khảo thêm nội dung:

3. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?

Thưa luật sư, xin hỏi: ngành sản xuất mực in có thuộc danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không? Nếu có quy định tại văn bản nào? Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn!

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ?

Trả lời:

Danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được ban hành kèm theo thì ngành sản xuất mực in không thuộc Danh mục này.

Chào luật sư, bên em có một nhân viên trên đường đi chơi không may bị tai nạn phải nằm viện, giờ không thể đi làm lại nữa, vậy không biết nhân viên này sẽ được hưởng những chế độ nào của bảo hiểm xã hội? Cảm ơn luật sư nhiều.

>> Nếu nhân viên của bạn đáp ứng điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động theo Điều 45 thì nhân viên của bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động. Ngược lại, nếu không đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động thì nhân viên của bạn có thể làm hồ sơ để được hưởng chế độ ốm đau theo quy định của .

Thưa luật sư, xin hỏi: Công ty em có công nhân về hưu nam 60 tuổi và công nhân nữ 55 tuổi, vẫn ký hợp đồng làm việc dưới 12 tháng. Vậy họ có phải đi khám sức khỏe định kỳ để nộp cho công ty để chứng minh tình hình đủ sức khỏe để làm việc không ạ? Em cảm ơn!

>> Khoản 1 Điều 21 quy định:

“Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.”

>> Tham khảo nội dung:

4. Điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Chào quý công ty, vừa qua em có bị tai nạn trên đường đi làm từ công ty về nhà. Tuy nhiên, do có việc cá nhân nên em đã ra về trước khi hết giờ làm việc ( từ 8h – 17h). Thời gian bị tai nạn của em là 16h50 ghi trong của cảnh sát giao thông, cho nên, khi em làm hồ sơ xin hưởng chế độ tai nạn lao động nộp lên công ty thì không được chấp nhận vì lý do khoảng thời gian không hợp lý. Vậy luật sư cho em hỏi đối với trường hợp của em có được chế độ tai nạn lao động không? Cảm ơn luật sư.

Điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động ?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 thì điều kiện để hưởng chế độ tai nạn lao động là người lao động bị tai nạn tại nơi làm việc, ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, trên tuyến đường từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Đối chiếu với trường hợp của bạn thì thời gian bị tai nạn lao động của bạn là 16h50, có nghĩa là thời gian này vẫn là thời gian làm việc của bạn theo quy định, do đó, nếu bạn muốn được hưởng chế độ tai nạn lao động thì ngoài những giấy tờ xác nhận về việc điều trị bệnh tại bệnh viện và biên bản giám định tỉ lệ suy giảm khả năng lao động thì bạn phải cung cấp được giấy tờ chứng minh thời gian gặp tai nạn bạn được người sử dụng lao động phân công thực hiện công việc ngoài phạm vi công ty.

>> Tham khảo nội dung:

5. Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động?

Thưa Luật sư, em là giáo viên công tác ở miền núi được 4 năm. Vào ngày thứ 7 được nghỉ em về nhà thì bị tai nạn, phải nằm viện. Bác sĩ nói em bị chấn thương đầu gối cần phải phẫu thuật và phải nghỉ ít nhất 3 đến 4 tháng. Nhưng trường nơi em công tác nói em không được hưởng chế độ nghỉ bảo hiểm, phải nghỉ không lương. Như vậy có đúng không? Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn!

Điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động ?

Trả lời:

Bạn gặp tai nạn trên đường về quê vào ngày được nghỉ thì trường hợp này không được coi là tai nạn lao động, tuy nhiên, bạn phải vào nằm viện không thể đi làm được thì trường hợp này bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau trong thời gian nghỉ việc theo quy định tại Điều 25 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau:

“1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.”

Theo đó trong thời gian bạn nằm viện thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp ốm đau tại cơ quan bảo hiểm xã hội, tuy nhiên thì trong thời gian này bạn sẽ không được hưởng lương từ nhà trường. Thời gian và mức hưởng trợ cấp ốm đau được quy định cụ thể tại Điều 26 và Điều 27 :

“Điều 26. Thời gian hưởng chế độ ốm đau

1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

…”

Mức hưởng chế độ ốm đau: Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Bạn có thể căn cứ vào các quy định trên và số năm mình đã đóng bảo hiểm để biết thời gian mình được hưởng bảo hiểm và mức hưởng bảo hiểm là bao nhiêu.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

6. Tự đâm xe khác có được hưởng tai nạn lao động?

Thưa luật sư, cho em hỏi về trường hợp của em như sau: Trên đường đi làm em điều khiển xe máy đâm phải máy trộn bê tông (theo em được biết máy trộn bê tông đó nhỏ và không được phép lưu thông trên đường.

Vậy Luật sư cho em hỏi em có được hưởng tai nạn lao động không? Và chế độ hưởng như thế nào, cần những giấy tờ gì để nộp cho công ty nơi em đang làm việc? Còn về phía công an em cần những giấy tờ gì để xin xe em ra? Phương tiện kia có trách nhiệm với em không? Em xin chân thành cảm ơn anh, chị!

Trả lời:

Người lao động bị tai nạn giao thông trong khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ làm việc và trên tuyến đường thường xuyên đi từ nơi thường trú hoặc nơi đến nơi làm việc được coi là tai nạn lao động. Nếu người lao động vi phạm về mặt thời gian hoặc địa điểm tai nạn theo quy định nêu trên thì không được coi là tai nạn lao động và không được hưởng các chế độ theo quy định của và , : Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc. Như vậy, nếu bạn bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì bạn vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động, còn ngược lại, bạn sẽ không đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bao gồm:

+ Sổ bảo hiểm xã hội của người lao động đã xác định đóng bảo hiểm xã hội đến tháng trước khi bị tai nạn lao động;

+ Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động (mẫu số 05A-HSB ban hành kèm theo );

+ Biên bản điều tra tai nạn lao động;

Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông;

Ngoài ra nếu bị tai nạn giao thông trên tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao Hộ khẩu thường trú hoặc bản sao Giấy đăng ký tạm trú;

+ Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) sau khi đã điều trị thương tật tai nạn lao động ổn định đối với trường hợp điều trị nội trú;

+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.

+ Bản quá trình đóng bảo hiểm xã hội theo Sổ bảo hiểm xã hội (mẫu số 04A -HSB hoặc mẫu số 04B-HSD ban hành kèm theo );

+ Quyết định hưởng trợ cấp tai nạn lao động hàng tháng hoặc trợ cấp 1 lần của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố hoặc Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ (mẫu số 03A-HSB hoặc mẫu số 03B-HSB ban hành kèm theo ).

Trong trường hợp này phải xem xét lỗi do ai để xác định trách nhiệm theo Điều 260 . Trong trường hợp bạn không có lỗi thì phía bên kia sẽ phải chịu trách nhiệm cũng như bồi thường cho bạn. Theo đó bạn cầm theo bằng lái và các giấy tờ đến lấy xe về, trường hợp bạn có lỗi sẽ phải nộp phạt.

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

…”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về, luật thuế và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà quý khách đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu quý khách cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

Trân trọng./.

Bộ phận lao động – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *