Điều kiện hưởng một số loại của Bảo hiểm xã hội ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Có rất nhiều những chế độ an sinh xã hội trong quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì với những chế độ khác nhau sẽ cần những điều kiện khác nhau.
Phân tích điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội ?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội ( Điều 3 Luật BHXH 2014 )

Để được hưởng BHXH thì cần phải có những điều kiện hưởng nhất định. Với mỗi chế độ hưởng thì lại có những điều kiện khác nhau. Cụ thể như sau

I. Bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điều kiện chung

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 );

Mức phí đóng là 8% tiền lương tháng của người lao động. Một số đối tượng đóng mức phí khác nhau.

Phương thức đóng: đóng hàng tháng

Điều kiện riêng cho từng chế độ bảo hiểm bắt buộc

1.Bảo hiểm ốm đau

Khái niệm: Bảo hiểm ốm đau là một trong các chế độ bảo hiểm bắt buộc do quỹ BHXH chi trả cho người lao động khi bị ốm đau hoặc tai nạn rủi ro không đi làm được và không có lương.

Bảo hiểm ốm đau gồm 2 chế độ với điều kiện hưởng như sau:

Điều kiện hưởng

Đối với người lao động bị ốm đau hoặc tai nạn rủi ro:

Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc;

Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế (khoản 1 Điều 25 Luật BHXH 2014).

Trường hợp người lao động dù có ốm đau, song việc ốm đau do sự tự hủy hoại sức khỏe, say rượu, sử dụng chất ma túy,… thì không được hưởng bảo hiểm này.

Người lao động bị ốm đau hoặc tại nạn phải nghỉ việc để điều trị chính là hệ quả thường xảy ra trong các trường hợp này. Đây cũng chính là điều kiện quan trọng để xác định nhu cầu bảo hiểm thực sựcủa người lao động, đồng thời đảm bảo nguồn chi đúng mục đích và phát huy tác dụng tíchcực của quỹ BHXH. Bởi vì, do phải nghỉ việc để điều trị, không những chi phí thường ngàycủa người lao động bị tăng lên do phải chi trả các dịch vụ y tế mà thu nhập của người laođộng bị gián đoạn.. từ đó cần phải có nguồn đảm bảo cho những chi phí tăng lên hoặc thunhập bị mất đó.

Đối với người lao động chăm sóc con ốm đau.

Phải là con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình nhằm đảm bảo về mặt pháp lý giữa quan hệ cha mẹ và con;

Con dưới 7 tuổi

Có xác nhận của cơ quan khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

Trường hợp cả bố và mẹ đều tham gia bảo hiểm  xã hội thì cả bố cũng được nghỉ. Nếu nhiều con ốm cùng lúc thì số ngày nghỉ được cộng dồn.

2. Chế độ bảo hiểm thai sản

Khái niệm: là chế độ bảo hiểm bắt buộc, do quỹ BHXH chi trả cho người lao động khi thai hoặc sản.

Điều kiện hưởng ( được quy định tại Điều 31 Luật BHXH 2014)

Phải là người lao động , thuộc 9 nhóm đối tượng  đóng BHXH bắt buộc và rơi vào một trong các trường hợp sau: Lao động nữ mang thai; Lao động nữ sinh con; Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

 Có đóng phí vào quỹ bảo hiểm xã hội.

 Đối với trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì người lao động phải đóng BHXH ít nhất 6 tháng trong vòng 12 tháng ( 6 tháng có thể đóng lien tục hoặc được cộng dồn trong vòng 12 tháng).

Cần phải có sự xác nhận y tế hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nhằm đảm bảo tính xác thực của đối tượng được hưởng chế độ.

3. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Khái niệm: là chế độ BHXH bắt buộc, do quỹ BHXH chi trả cho người lao động rơi vào vào các trường hợp tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều kiện hưởng:

Đối với tai nạn lao động( Quy định tại điều 45 Luật ATVSLĐ 2014)

Thứ nhất, người lao động bị tai nạn thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:

Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Thứ hai, hậu quả của tai nạn là suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Đối với bệnh nghề nghiệp ( Quy định tại điều 46 Luật ATVSLĐ 2014). Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi đủ các điều kiện sau:

Phải mắc 1 trong 34 bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại.

Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Đối với một số chế độ cụ thể lại có từng điều kiện riêng, ví dụ như:

Trợ cấp 1 lần đối với người lao động suy giảm từ 5 – 30% khả năng lao động; trợ cấp hàng tháng đối với người lao động suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên.

Trợ cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt ( được trả bằng tiền) đối với người lao động bị mất hoặc suy giảm một số bộ phận chắc năng của cơ thể.

Trợ cấp phục vụ khi họ không có khả năng tự lực sinh hoạt đối với người lao động bị suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên và phải có 1 trong 4 điều kiện sau là mù 2 mắt, cụt 2 chi, bị tâm thần, bị liệt.

4.Hưu trí

Hưu trí hàng tháng

Điều kiện hưởng: Các trường hợp được hưởng hưu trí hàng tháng

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng

Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi, có thời gian đóng BHXH từ 20 năm trở lên;

Nam đủ 55 tuổi, nữa đủ 50 tuổi, có thời gian đóng BHXH từ 20 năm trở lên, có 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0.7 trở lên.

Người lao động đủ 50 tuổi, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.

Người nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp ( công an, bác sĩ,…), có thời gian đóng BHXH từ 20 năm trở lên.

b. Người lao động trong lực lượng vũ trang

Công nhân viên quốc phòng: Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi;

Sỹ quan, hạ sỹ quan: áp dụng theo luật sỹ quan quân đội nhân dân, luật công an nhân dân, luật cơ yếu.

c.Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã phường, thị trấn: có đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm;

d.Người lao động nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động

Từ 1/1/2016, Nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, sau đó cứ mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi thì Nam đủ 55 tuổi, nữa đủ 50 tuổi, có 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm 61% khả năng lao động trở lên.

Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi bị suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên.

Người lao động đóng BHXH từ 20 năm trở lên, bị suy giảm từ 61% khả năng lao động trở lên và có đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc độc hại.

Bảo hiểm xã hội một lần: Điều kiện hưởng BHXH một lần:

Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

Ra nước ngoài để định cư.

Bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan, phong, lao, nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS, bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH một năm và có thời gian đóng BHXH dưới 20 năm mà có yêu cầu hưởng BHXH một lần ( Nghị quyết 93/2015/QH13 về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động).

Người lao động trong lực lượng vũ trang khi phục viên, xuất ngũ thôi việc mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì sẽ được hưởng BHXH một lần.

5. Chế độ tử tuất

a.Trợ cấp mai táng (Điều 66 Luật BHXH 2014)

Điều kiện hưởng: Những người thuộc trường hợp dưới đây, sau khi chết thì người lo mai tang được nhận 1 lần trợ cấp mai táng

Người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên.

Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị cho tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng đã nghỉ việc

b.Trợ cấp tiền tuất

Tuất hàng tháng: chỉ được hưởng Tuất hàng tháng khi đủ đồng thời 2 điều kiện sau đây ( Điều 67 Luật BHXH 2014).

Điều kiện 1: phía người lao động: người lao động sau đây khi chết thì nhân than được hưởng tuất hàng tháng

Đã đóng BHXH đủ 15 trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần;

Đang hưởng lương hưu;

Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

Đang hưởng trợ cấp lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

Điều kiện 2: Phải có nhân than thuộc một trong các trường hợp sau

Con cái:      + Con chưa đủ 18 tuổi;

+ Con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+ Con được sinh ra khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai.

Vợ hoặc chống đã hết tuổi lao động hoặc trong độ tuổi lao động nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

Cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng đã hết tuổi lao động hoặc còn trong độ tuổi lao động nhưng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.

Tổng số nhân than được hưởng tuất hàng tháng tối đa 4 người.

Tuất một lần (Điều 69 Luật BHXH 2014)

Điều kiện hưởng tuất một lần là khi không đủ điều kiện hưởng tuất hàng tháng;

Hoặc có thân nhân thuộc diện hưởng tuất hàng tháng nhưng có nguyện vọng hưởng tuất một lần. Trừ trường hợp con dưới 6 tuổi; con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 8% trở lên.

II.BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN

Công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động nhưng không thuộc diện phải đóng BHXH bắt buộc thì theo nhu cầu sẽ tham gia BHXH. Quỹ BHXH loại này là sự đóng góp của người lao động với mức đóng 22% mức thu nhập tháng mà người lao động lựa chọn đóng BHXH.Bảo hiểm xã hội tự nguyện chi trả cho 2 chế độ là Hưu trí và Tử tuất.

1.Điều kiện hưởng chế độ hưu trí

Hưu trí hàng tháng ( Điều 73 Luật BHXH 2014)

Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi

Có thời gian đóng BHXH từ 20 năm trở lên. Trường hợp đủ điều kiện về độ tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

b.Bảo hiểm xã hội một lần: công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng đóng BHXH bắt buộc và có yêu cầu hưởng BHXH một lần:

Đủ điều kiện về tuổi theo quy định nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội;

Ra nước ngoài để định cư;

Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

2. Điều kiện hưởng chế độ tử tuất.

Trợ cấp mai táng ( Điều 80 Luật BHXH 2014) :  Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;  Người đang hưởng lương hưu.

Trợ cấp tuất (Điều 81 Luật BHXH 2014) Chỉ trợ cấp Tuất một lần: Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *