Điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế ? Quyền sử dụng sáng chế

Bằng độc quyền sáng chế là sự ghi nhận của nhà nước về sự sáng tạo, đóng góp của nhà sáng chế và nó cũng là văn bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bảo vệ những quyền lợi pháp lý của tác giả hoặc người sở hữu các sáng chế đó:

Mục lục bài viết

1. Điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế ?

Xin chào Luật sư Minh Khuê, tôi có vấn đề này cần được Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi có một cơ sở sản xuất bút bi, Vào tháng 3 năm 2017, tôi có sản xuất một loại bút bi đặc biệt, mực ra đều và bi trơn hơn, áp dụng nguyên tắc phổ biến trong ngành sản xuất bút bi là thông khí hai đầu của một chất lỏng để mực chảy đều hơn.Hiện tại bây giờ sản phẩm này đang rất được ưa chuộng.

Tôi đã đến Cục sở hữu trí tuệ để đăng kí bằng độc quyền sang chế nhưng họ nói sản phẩm bút bi đặc biệt của tôi không đủ điều kiện.Tôi muốn được Luật sư giải đáp giúp tôi là tại sao sản phẩm bút bi đặc biệt của tôi lại không được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền sáng chế?

Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cơ sở sản xuất bút bi của bạn không thể đăng ký sáng chế đối với sản phẩm bút bi đặc biệt này vì các lý do sau:

Để được bảo hộ thì sản phẩm bút bi này phải đáp ứng theo Khoản 1, Điều 58, () và không thuộc các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế theo Điều 59. Theo đó Khoản 1, Điều 58 quy định sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”

theo Điều 59. Theo đó Khoản 1, Điều 58 quy định sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Trình độ sáng tạo của sáng chế theo Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định như sau:

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.”

Như vậy, tính sáng tạo có thể được hiểu là kết quả của một ý tưởng (có thể bắt nguồn từ những sáng chế khác), nhưng không nảy sinh một cách hiển nhiên từ trình độ kỹ thuật hiện tại đối với một người có kỹ năng thông thường (trình độ trung bình) trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Những gì mà một người có trình độ trung bình ở cùng ngành kỹ thuật tương ứng có thể tự tìm ra được mà không cần phải có bản mô tả sáng chế của người yêu cầu nộp đơn được coi như “hiển nhiên”.

Trong trường hợp này, bạn có nêu rõ: “áp dụng nguyên tắc phổ biến trong ngành sản xuất bút bi là thông khí hai đầu của một chất lỏng để mực chảy đều hơn” .Vì vậy, sản phẩm bút bi của bạn cũng không phải là loại đặc biệt, cụ thể hơn thì nó không phải là kết quả của một ý tưởng mới, mà có thể nó được nảy sinh một cách “hiển nhiên” hay nói cách khác sản phẩm này không có trình độ sáng tạo.

  • Tính mới của sáng chế được quy định như sau:

Sáng chế được công nhận là mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

“Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên”

Sáng chế nếu trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế không trùng với giải pháp được mô tả trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế đã được nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn.

Trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên sang chế chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài.

Có thể từ những phân tích về trình độ sáng tạo cộng với những phân tích về tính mới ở trên có thể suy ra được rằng, sản phẩm bút bi đặc biệt của cơ sở mà bạn sản xuất không có tính mới của sáng chế. Hơn nữa, sản phẩm bút bi đặc biệt không có trình độ sáng tạo mà lại là được hình thành từ ý tưởng “hiển nhiên” ( nghĩa là có thể nhiều người làm trong ngành bút bi cũng đưa ra được ý tưởng tương tự)

  • Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế:

Đây là một trong những tiêu chí bảo hộ sáng chế có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời. Theo pháp luật Việt Nam, khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế được quy định tại Điều 62 Luật sở hữu trí tuệ:

“Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định

Xuất phát từ yêu cầu của sáng chế là một giải pháp kỹ thuật giúp giải quyết một vấn đề thực tiễn nên có thể khẳng định khả năng áp dụng công nghiệp là một yêu cầu luôn gắn liền với thực tiễn xã hội. Sáng chế phải gắn liền với những hiện thực khách quan, không thể đưa ra những giải pháp mà không thể sử dụng trong thực tiễn xã hội được. Và đương nhiên việc bảo hộ cho những sáng chế không thể áp dụng trong cuộc sống con người là vô nghĩa, chính bởi vậy để đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật người ta thường căn cứ vào các yếu tố:

+ Quy luật tự nhiên: Rõ ràng một giải pháp kỹ thuật dù sáng tạo đến đâu mà trái với quy luật tự nhiên thì không thể mang lại lợi ích gì cho xã hội khi mà giải pháp đó không thể tồn tại thực tiễn trong tự nhiên. Ví dụ: sáng chế bảo hộ cho một loại động cơ vĩnh cửu.

+ Khả năng áp dụng trong thực tế: Các đối tượng mặc dù về mặt lý thuyết là có thể được nhưng xét về mặt thực tế là không khả thi thì bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp. Ví dụ: Phương pháp tránh mưa bão bằng cách bọc toàn bộ bề mặt trái đất bằng một màng chất dẻo không cho nước gió bão xuyên qua.

+ Việc thực hiện lặp lại đối tượng: Giải pháp kỹ thuật đề cập trong sáng chế sẽ không có khả năng áp dụng công nghiệp trong trường hợp chỉ có thể thực hiện được các chỉ dẫn về đối tượng trong một số giới hạn lần thực hiện, hoặc kết quả thu được từ các lần thực hiện không đồng nhất với nhau, hoặc kết quả thu được khác với kết quả nêu bản mô tả sáng chế.

+ Hiệu quả của giải pháp: Đương nhiên các giải pháp hiển nhiên không có ích lợi hoặc không phục vụ nhu cầu của xã hội, thậm chí gây tác hại như gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tiêu phí quá mức năng lượng hoặc tài nguyên, có hại cho sức khoẻ con người, bị coi là không có khả năng áp dụng.

Trong trường hợp này, sản phẩm bút bi đặc biệt của cơ sở bạn đáp ứng được đầy đủ 4 yếu tố ở trên. Nên sản phẩm bút bi đặc biệt của cơ sở bạn có khả năng áp dụng công nghiệp.

Như vậy, sản phẩm bút bi của cơ sở bạn có khả năng áp dụng công nghiệp nhưng không có tính mới và tính sáng tạo. Nên theo quy định của pháp luật, thì sản phẩm bút bi của bạn không đủ điều kiện để được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật sở hưu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Quyền sử dụng đối với sáng chế đang được bảo hộ ?

Thưa luật sư, Sáng chế đã nộp đơn đăng ký bảo hộ thì có quyền sử dụng ngay không ? Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ theo các điểm d, đ khoản 2 Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó có chủ sở hữu sáng chế không có quyền cấm người khác thực hiện hành vi thuộc các trường hợp sau đây:

d) Sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Luật này;

đ) Sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật này;

Như vậy, không chỉ có chủ sở hữu sáng chế mới có quyền sử dụng một sáng chế đang bảo hộ với mục đích thương mại, ngoài chủ sở hữu thì còn có các đối tượng khác có quyền sử dụng một sáng chế đang được bảo hộ với mục đích thương mại. Cụ thể:

Một là, sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp do người có quyền sử dụng trước thực hiện theo quy định tại Điều 134 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009:

1. Trường hợp trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (nếu có) của đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà có người đã sử dụng hoặc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đồng nhất với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký nhưng được tạo ra một cách độc lập (sau đây gọi là người có quyền sử dụng trước) thì sau khi văn bằng bảo hộ được cấp, người đó có quyền tiếp tục sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trong phạm vi và khối lượng đã sử dụng hoặc đã chuẩn bị để sử dụng mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.

Việc thực hiện quyền của người sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

2. Người có quyền sử dụng trước sáng chế, kiểu dáng công nghiệp không được phép chuyển giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển giao quyền đó kèm theo việc chuyển giao cơ sở sản xuất, kinh doanh nơi sử dụng hoặc chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp. Người có quyền sử dụng trước không được mở rộng phạm vi, khối lượng sử dụng nếu không được chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho phép.”

Trong trường hợp này, quyền sử dụng trước đối với sáng chế được đặt ra để giải quyết tình huống trong thực tế, đó là có nhiều người bắt tay vào nghiên cứu và tìm ra các giải pháp kỹ thuật để giải quyết một vấn đề nhưng không phải bất kỳ ai cũng nộp đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ tại cơ quan có thẩm quyền do họ không am hiểu về thủ tục pháp luật hoặc do sở thích hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác, trong khi đó lại có người nộp đơn bảo hộ cho cùng một sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của họ và được ghi nhận là chủ sở hữu. Chính vì vậy, nhằm bảo đảm được các quyền lợi cho những người độc lập nghiên cứu ra sáng chế mà không được ghi nhận là chủ sở hữu thì pháp luật quy định người này có quyền tiếp tục sử dụng tiếp sáng chế đó mà không phải xin phép hoặc trả tiền đền bù cho chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Điều kiện để được áp dụng quyền sử dụng trước sáng chế gồm:

Thứ nhất, phải có hành vi sử dụng của người sử dụng trước diễn ra trên thực tế, nghĩa là họ đang trực tiếp khai thác sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

Thứ hai, việc sử dụng hoặc triển khai chuẩn bị sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp phải diễn ra trước ngày công bố đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ.

Thứ ba, sáng chế kiểu dáng công nghiệp mà người sử dụng trước đưa vào khai thác được tạo ra một cách độc lập với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu được bảo hộ.

Hai là, sử dụng sáng chế do người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009. Theo đó, việc sử dụng sáng chế sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện những trường hợp này không phải xin phép chủ sở hữu, mà cơ quan nhà nước sẽ chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng để đảm bảo tính ứng dụng thực tế của sáng chế.

Điều 145. Căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế

1. Trong các trường hợp sau đây, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế:

a) Việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;

b) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế quy định tại khoản 1 Điều 136 và khoản 5 Điều 142 của Luật này sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế;

c) Người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng;

d) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

2. Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ chuyển giao quy định tại khoản 1 Điều này không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

Điều 146. Điều kiện hạn chế quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định bắt buộc

1. Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với các điều kiện sau đây:

a) Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền;

b) Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 của Luật này.

Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;

c) Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với cơ sở kinh doanh của mình và không được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác;

d) Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thỏa đáng tùy thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó trong từng trường hợp cụ thể phù hợp với khung giá đền bù do Chính phủ quy định.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 137 của Luật này còn phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phụ thuộc với những điều kiện hợp lý;

b) Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản không được chuyển nhượng quyền đó, trừ trường hợp chuyển nhượng cùng với toàn bộ quyền đối với sáng chế phụ thuộc.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép, Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Hiệu lực của văn bằng bảo hộ sáng chế?

Thưa luật sư, xin Cho tôi hỏi, văn bằng bảo hộ sáng chế có hiệu lực như thế nào ? Cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ:

– Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

– Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế ?

Thưa luật sư, Cho tôi hỏi, một sản phẩm như thế nào thì được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế ? Cảm ơn!

Trả lời:

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2009, điều kiện chung để một sáng chế được bảo hộ là:

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

– Có tính mới

– Có trình độ sáng tạo

– Có khả năng áp dụng công nghiệp

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có tính mới

– Có khả năng áp dụng công nghiệp

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *