Đền bù hàng hóa hư hỏng trong khi vận chuyển hàng hóa thì đền bù như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: chúng tôi A là công ty logistics, có nhận chở 1 lô hàng cho công ty thương mại B. A book tàu qua hãng tàu C từ Tây Ban Nha về cảng cát lái. Khi hàng về cảng Cát Lái, không có biên bản nhập tàu về việc container thủng.

Nhưng khi chúng tôi rút ruột tại bãi, phát hiện cont bị hư hỏng, và cảng đã có phiếu xác nhận container bị lủng nóc, làm ướt sàn. Một số hàng hóa đã bị hư hỏng. Bên C nói lỗi do cảng Cát Lái, và cũng cho người giám định tổn thất hàng hư hỏng. Tuy nhiên vẫn chưa chịu bồi thường. Bên B yêu cầu bên A đền bù tổn thất toàn bộ trị giá hàng hóa hư hỏng, thuế nhập khẩu, trị giá gia tăng, phí vận chuyển. Như vậy trong trường hợp này, bên A có được miễn trừ trách nhiệm hay không. Và số tiền bên B yêu cầu bên A thanh toán là đúng luật hay sai với luật. Bên C và cảng Cát Lái, ai là người phải chi trả cho tổn thất này? Cảm ơn luật sư. 

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Vì bạn không nêu rõ hợp đồng giữa các bên quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại và các trường hợp miễn trách nhiệm ra sao, cũng như các bên chọn giải quyết theo pháp luật Việt Nam hay pháp luật và tập quán quốc tế, nên chúng tôi đưa ra hướng giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Nếu A có hành vi vi phạm, Điều 294 Luật Thương Mại 2005 quy định các trưỡng hợp miễn trách nhiệm như sau:

>&gt Xem thêm: 

Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm

1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.”

Ngoài ra, giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người làm dịch vụ Logistic là một ngoại lệ của chế độ bồi thường thiệt hại trong hoạt động thương mại. Điều 237 và Điều 238 quy định:

Điều 237. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics

1. Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:

>&gt Xem thêm: 

a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

c) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;

d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;

đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;

e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.”

Điều 238. Giới hạn trách nhiệm

1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá.

2. Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế.

>&gt Xem thêm: 

3. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.”

Như vậy, trước tiên cần căn cứ vào Hợp đồng dịch vụ ký kết giữa A và B để xác định hành vi vi phạm hợp động và những căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nếu hợp đồng không có quy định cụ thể về giới hạn trách nhiệm, và B chứng minh được A có hành vi vi phạm thì trách nhiệm bồi thường của A chỉ trong giới hạn trách nhiệm được xác định dựa theo  như sau:

– Trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định về giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thì thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan;

– Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên không có thoả thuận thì:

a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường,

b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa 

Pháp luật Thương mại của Việt Nam nói chung không đề cập đến vấn đề miễn trách nhiệm do lỗi của bên thứ ba (trong khi pháp luật quốc tế như CISG và PICC có quy định), vì vậy việc A chứng minh được lỗi của C hay C chứng minh lỗi là của cảng Cát Lái không phải là căn cứ để miễn trách nhiệm. Do đó nếu không đáp ứng điều kiện miễn trách nhiệm thì A phải bồi thường thiệt hại cho B, chứ không thể yêu cầu C hoặc là cảng Cát Lái chi trả cho tổn thất này. Tương tự A phải dựa vào hợp đồng vận chuyển giữa A và C, vận đơn,…để chứng minh C có lỗi và yêu cầu bồi thường lại; C phải dựa vào thỏa thuận đã cam kết với cảng Cát Lái để bảo đảm quyền lợi của mình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

>&gt Xem thêm: 

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *