Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất năm 2020, Mức lương thử việc ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Có rất nhiều vướng mắc pháp lý giữa người lao động và chủ sử dụng lao động về hợp đồng thử việc như: Thời gian thử việc ? Cách tính lương thử việc ? Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động trong thời gian thử việc ? và các vấn dề liên quan sẽ được luật sư tư vấn, giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Mẫu hợp đồng thử việc mới nhất

cung cấp mẫu hợp đồng thử việc để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn công việc. Thông tin pháp lý liên quan vui lòng liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp:

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0899456055.

—————————————————————-

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———-o0o———-

Chúng tôi, một bên là Ông: …………..…………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………

Đại diện cho: ……………………………………………………..…

Địa chỉ: ……………………………………………………..….……

Một bên là: ……………………………………………………..……

Sinh ngày ……. tháng …….. năm …….……………………………

Nghề nghiệp:………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú tại:……………………………………………

Mang CMND số: ……….. do CA …….. cấp ngày …… tháng …… năm ………..

Thoả thuận ký kết Hợp đồng thử việc và cam kết làm đúng những điều khoản sau đây:

Điều 1: Ông (bà) ……….. làm việc theo loại Hợp đồng thử việc có thời gian là 03 tháng kể từ ngày …. tháng …. năm …. đến ngày …. tháng …. năm …………..

Tại địa điểm: …………………………………………………….

Chức danh chuyên môn: ……………… Chức vụ: ……………….

Công việc phải làm:

– Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn dưới sự quản lý, điều hành của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm và uỷ quyền của Ban Giám đốc);

– Phối hợp với các bộ phận khác trong Công ty để phát huy hiệu quả công việc;

– Những công việc khác theo nhu cầu kinh doanh của Công ty và theo lệnh của Ban Giám đốc (và các cá nhân được bổ nhiệm và uỷ quyền của Ban Giám đốc)

Điều 2: Chế độ làm việc:

– Thời giờ làm việc: 48 giờ/tuần (sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h30′ đến 17h30′);

– Được cấp phát những dụng cụ: Cần thiết theo yêu cầu công việc

– Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 3: Nghĩa vụ và các quyền lợi của người lao động:

1. Quyền lợi:

– Phương tiện đi lại làm việc: Cá nhân tự túc;

– Mức lương thử việc:

– Phụ cấp: Tự túc

– Hình thức trả lương: Trả 01 lần vào ngày 15 hàng tháng;

– Nghỉ hàng tuần: 01 ngày (Chủ Nhật)

– Chế độ đào tạo: Theo quy định của Công ty và yêu cầu công việc. Trong trường hợp NV được cử đi đào tạo thì NV phải hoàn thành khoá học đúng thời hạn, phải cam kết sẽ phục vụ lâu dài cho Công ty sau khi kết thúc khoá học và được hưởng nguyên lương; các quyền lợi khác như người đi làm. Nếu sau khi kết thúc khóa đào tạo mà nhân viên không tiếp tục hợp tác với Công ty thì nhân viên phải hoàn trả lại 100% phí đào tạo và các khoản chế độ đã được nhận trong thời gian đào tạo.

– Những thoả thuận khác: Trong vòng 15 ngày (làm việc) kể từ ngày ký kết này, vì bất cứ lý do gì mà người lao động không tiếp tục cộng tác với công ty (kể cả trong trường hợp công ty thông báo trước thời hạn) thì người lao động cam kết sẽ không yêu cầu công ty phải thanh toán bất cứ chế độ và quyền lợi nào của người lao động trong thời gian nêu trên.

2. Nghĩa vụ:

– Hoàn thành những nội dung đã cam kết và những công việc trong Hợp đồng;

– Nộp văn bằng, chứng chỉ bản sao y chứng thực có thời hạn trong vòng 06 tháng tính đến ngày nộp ( có học hàm cao nhất theo đúng chức danh chuyên môn) cho Công ty ngay khi ký hợp đồng thử việc này.

– Chấp hành nọi quy lao động, an toàn lao động, kỷ luật lao động…..

– Tuyệt đối không sử dụng khách hàng của công ty đê trục lợi cá nhân;

– Trong thời gian hiệu lực hợp đồng và trong vòng 24 tháng kể từ khi nghỉ việc tại Công ty nhân viên không được phép : Cung cấp thông tin, tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty ra ngoài, không được phép hợp tác, sản xuất, kinh doanh, làm đại lý sử dụng, tiết lộ thông tin về khách hàng, mặt hàng, sản phẩm tương tự của Công ty cho bất kỳ tổ chức cá nhân nào nhằm phục vụ công việc riêng cho mình mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản từ phía công ty.Trường hợp bị phát hiện – Cá nhân đó sẽ bị khởi tố trước pháp luật.

Điều 4: Nghĩa vụ và quyền hạn của người sử dụng lao động:

1. Nghĩa vụ:

– Bảo đảm việc làm và thực hiện đầy đủ những điều khoản trong hợp đồng;

– Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng này.

– Bảo quản văn bằng, chứng chỉ gốc( nếu có ) cho nhân viên trong thời gian hiệu lực hợp đồng.

– Hoàn trả lại văn bằng, chứng chỉ gốc (nếu có) cho nhân viên sau khi nhân viên đã hoàn thành các nghĩa vụ đã cam kết tại hợp đồng thử việc này.

2. Quyền hạn:

– Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển, tạm ngừng việc);

– Tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng thử việc, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, và nội quy lao động của Công ty.

Điều 5: Điều khoản thi hành:

– Những vấn đề về lao động không ghi trong hợp đồng thử việc này thì áp dụng theo quy định của nội quy lao động và pháp luật lao động;

– Hợp đồng thử việc này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản và có hiệu lực kể từ ngày …. tháng …. năm ….

Hợp đồng làm tại:…………………….

Người lao động

(Ký, ghi rõ họ tên)

Người sử dụng lao động

(Ký, ghi rõ họ tên)

>&gt Xem thêm: 

2. Cách nghỉ việc trong thời gian thử việc ?

Kính gửi Công ty Xin giấy phép! Tôi có thắc mắc mong Công ty giải đáp giúp ạ! Hiện tại tôi đang làm nhân viên tiếp thị cho một Công ty về trà sữa. tôi là người trực tiếp làm và bán trà sữa.

Họ yêu cầu tôi thử việc 3 tháng thì có đúng với luật không ạ? Đến giờ tôi mới làm được 2 tháng. Vậy nếu tôi muốn nghỉ việc thì có cần phải báo trước cho công ty không ạ? Nếu có thì phải báo trước bao nhiêu ngày? Hợp đồng tôi ký thì tôi thấy ghi là HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG chứ không ghi là HỢP ĐỒNG THỬ VIỆC. Vậy hợp đồng đó có phải hợp đồng thử việc không ạ? Tôi có gửi ảnh chụp phần quy định về việc chấm dứt hợp đồng. Mong anh/chị giải đáp thắc mắc giúp tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động, gọi:

Trả lời:

Tại Điều 27 quy định về thời gian thử việc như sau:

“Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

Theo đó, phía công ty yêu cầu bạn thử việc 3 tháng là không đúng với quy định của pháp luật.

Đối với hợp đồng thử việc, Bộ luật lao động năm 2012 không quy định việc báo trước khi nghỉ việc, do đó bạn có thể nghỉ việc mà không cần báo trước cho công ty trà sữa.

Nhưng trường hợp này phía công ty lại giao kết với bạn hợp đồng lao động (hợp đồng đó không phải hợp đồng thử việc vì hợp đồng lao động và hợp đồng thử việc là hai loại hợp đồng hoàn toàn khác nhau), bởi vậy kể từ khi bạn ký hợp đồng đó bạn đã làm việc theo hợp đồng lao động, tuân theo các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động mà không phải hợp đồng thử việc. Vì bạn đã làm việc theo hợp đồng lao động nên khi nghỉ việc bạn phải báo trước cho người sử dụng lao động (công ty trà sữa) theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động năm 2012 với thời gian như sau:

Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>&gt Xem thêm: 

3. Thời gian thông báo trước khi nghỉ việc trong thời gian thử việc ?

Nhờ luật sư tư vấn giúp: Cách đây 01 tháng tôi có ký hợp đồng thử việc với công ty A, thời gian thử việc 02 tháng. Trong hợp đồng ghi là muốn ngưng thử việc phải báo truóc 7 ngày nhưng luật lao động ghi rõ time thử việc có thể nghỉ bất cứ lúc nào mà không cần báo truớc, vậy bây giờ tôi muốn nghỉ thì có phải thông báo cho công ty hay không ?

Nghỉ việc trong thời gian thử việc ?

Xin giấy phép tư vấn pháp luật Lao động, gọi:

Trả lời:

Theo quy định của Điều 29 quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:

“Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Do đó, có thể xác nhận trong thời gian thử việc bạn có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần phải báo trước.

>> Bài viết tham khảo thêm:

>&gt Xem thêm: 

4. Tư vấn về mức lương thử việc ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có vấn đề cần Luật sư giả đáp như sau: Phòng Nhân sự Công ty có gửi Job offer (Thư mời nhận việc) qua email cho tôi, họ yêu cầu tôi in ra và ký và gửi lại nếu đồng ý nội dung thử việc.

Tôi vẫn đến nhận việc dù không làm theo yêu cầu của Phòng Nhân sự, được hiểu là chưa xác nhận đồng ý nội dung Thư thử việc, vì tôi chưa in tờ Job offer ra, chưa ký và chưa gửi lại phòng Nhân sự. Trong thời gian thử việc tôi có vi phạm những điều sau: đi muộn, về sớm, tìm việc trên mạng trong giờ làm việc tại Công ty. Tuy nhiên Công ty không lập biên bản cho các vi phạm này mà chỉ nhắc nhở miệng. Sau 2 tuần thử việc, Công ty cho tôi nghỉ việc.

Xin hỏi, Job offer bằng email không có sự xác nhận đồng ý của Người lao động có giá trị pháp lý gì không? Có thể căn cứ mức lương thỏa thuận trong Job offer để yêu cầu Công ty thanh toán lương cho tôi được không? Công ty thanh toán lương thử việc theo cách dựa trên mức lương tối thiểu Nhà nước qui định là 2.350.000 vnd/tháng trong trường hợp này là có vi phạm luật hay không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Xin giấy phép. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư

Người gửi: TTT Dung

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Bộ luật Lao động 2012 đã dành ra 4 điều (từ Điều 26 đến Điều 29) đề cập tới vấn đề thử việc. Theo đó, nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Điều này cho thấy, Bộ luật lao động 2012 không hề gò bó, ép buộc giữa các bên trong quan hệ thử việc phải có hợp đồng giao kết với nhau. Đối với trường hợp của bạn và công ty mặc dù có email thư mời nhận việc nhưng bạn không in ra và ký tức là hai bên không có ràng buộc nào về hợp đồng thử việc. Do đó, cũng không thể căn cứ vào Job Offer (Thư mời nhận việc) để yêu cầu phía công ty thanh toán lương thử việc cho bạn được.

Thêm vào đó, tiền lương trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất bằng 85% mức lương của công việc đó (Điều 28 ). Ở đây, giữa bạn và phía công ty ngay từ đầu đã không có bất kì thỏa thuận nào về vấn đề tiền lương nên bạn chỉ có thể nhận được mức tiền lương bằng 85% mức lương của công việc đã nhận. Công ty thanh toán lương thử việc theo cách dựa trên mức lương tối thiểu Nhà nước qui định là 2.350.000 vnd/tháng trong trường hợp này là sai.

Tuy nhiên, theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 thì trong thời gian thử việc mỗi bên đều có quyền hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuân. Trong thời gian thử việc, bạn có vi phạm một số lỗi phía công ty đã nhắc nhở nhưng không lập biên bản và sau 2 tuần công ty đã cho nghỉ việc. Xét về mặt pháp lý mà nói thì công ty không hề vi phạm pháp luật và bạn cũng có thể không có đủ cơ sở pháp lý để yêu cầu thanh toán tiền lương trong trường hợp này do không hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: ;

>&gt Xem thêm: 

5. Phải làm gì khi Công ty không trả lại bằng gốc trong trong thời thử việc ?

Thưa luật sư! Hiện tôi đang có 1 vấn đề cần luật sư tư vấn giúp tôi. Vấn đề như sau: Ngày 14/5/2016 tôi có ký hợp đồng thử việc một tháng với chức vụ nhân viên kinh doanh tại 1 công ty ở Quận 7. Vì tính chất công việc cũ nên hợp đồng thử việc của tôi cho tôi bắt đầu làm việc từ ngày 1/6/2016-1/7/2016. Và có ký một biên bản giao nhận văn bằng gốc ” BẰNG TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG” . Nhưng đến ngày 25/05/2016, tôi có việc riêng gia đình nên không thể đi học việc và làm việc tại công ty và tôi có gửi mail xin nghỉ việc và mong công ty thông cảm. Công ty phản hồi mail không giải quyết cho tôi. Đến nay, ngay 19/07/2016, tôi gọi điện lên công ty xin được lấy lại văn bằng gốc, công ty không chấp nhận, không giải quyết trả cho tôi lại bằng tốt nghiệp của mình với lý do tôi không hoàn thành công việc và phải bàn giao xong.

Nhưng tôi chưa bắt đầu công việc, cũng chưa nhận bàn giao bất kì công việc nào của công ty. Vậy tôi phải làm gì để yêu cầu công ty giải quyết cho tôi là hợp pháp. Và việc làm mà công ty không giải quyết trả bằng lại cho tôi là đúng hay sai? Lý do nào mà công ty có quyền giữ lại bằng của tôi trong khi tôi không còn làm việc với công ty nữa và giữ bằng của tôi có mục đích gì?

Xin luật sư cho tôi 1 lời khuyên! Tôi xin chân thành cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn Luật lao động trực tuyến gọi:

Trả lời:

Điều 20, Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

Điều 26. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Căn cứ theo quy định trên, người sử dụng lao động không được giữ giấy tờ gốc, bản chính của người lao động. Trong trường hợp này, công ty mà bạn ký hợp đồng làm việc đã vi phạm pháp luật lao động vì đã giữ bản chính bằng tốt nghiệp cao đẳng của bạn.

Theo bộ luật lao động quy định trong thời gian làm việc, bạn hoàn toàn có thể hủy bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường cho người sử dụng lao động.

Về việc công ty cố tình không giải quyết, và không trả bằng cho bạn thì bạn hoàn toàn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa yêu cầu giải quyết.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm :

– Đơn khởi kiện

– Hợp đồng thử việc và các tài liệu khác.

– Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn;

– Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện;

– Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).

– Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có sao y) nếu là pháp nhân;

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Thời hạn giải quyết vụ án :

– Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 4-6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án

– Thời hạn mở phiên tòa : Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.

– Thời hạn hoãn phiên toà : không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa

Lệ phí:

1/ Án phí dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí dân sự phúc thẩm.

2/ Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự không có giá ngạch là 200.000 đồng.

3/ Mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm đối với các vụ án dân sự có giá ngạch được quy định như sau:

Mức án phí

a) từ 4.000.000 đồng trở xuống (Mức án phí: 200.000 đồng)

b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng (Mức án phí:5% giá trị tài sản có tranh chấp)

c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng (Mức án phí: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng)

d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng (Mức án phí:36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng)

đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng (Mức án phí: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng)

e) Từ trên 4.000.000.000 đồng (Mức án phí: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng.)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Luật Lao động –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *