Đánh nhau sẽ bị xử lý như thế nào ? Có phạt tù đối với hành vi này không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tôi muốn hỏi Luật sư. Hôm qua con nhà tôi đi ăn cưới, có xích mích với mấy thanh niên lang bên cạnh và bị mấy thanh niên này đánh. May vụ đánh nhau được mọi người can ngăn nên không ai bị thương nặng. Vậy tôi muốn hỏi hành vi đánh nhau sẽ bị xử lý như thế nào? Xin cảm ơn.

Mục lục bài viết

 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– Luật xử phạt vi phạm hành chính 2012

2. Luật sư tư vấn về vấn đề đánh nhau, hành vi đánh nhau sẽ bị xử lý như thế nào?

2.1. Xử phạt hành chính về hành vi đánh người:

Đối với trường hợp của anh A đi ăn đám cưới, có xích mích với một số thanh niên và bị những thanh niên này đánh thì hành vi đánh nhau này là hành vi vi phạm pháp Luật.

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ban hành ngày 12/11/2013 về xử phạt hành chính về lĩnh vực an toàn xã hội, an ninh trật tự; phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình có quy định như sau:

Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

 

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

– Hành vi đánh người sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng

Như vậy để xử phạt hành vi đánh người của những đối tượng này bạn có thể đề nghị công an xã, phường lập biên bản và xử phạt hành chính.

2.2. Quy định về việc lập biên bản xử phạt hành chính:

Hành vi đánh nhau sẽ bị xử phạt hành chính, lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt hành chính.

Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản

 

1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.

 

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.

 

2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.

 

Điều 57. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính

 

1. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 56 của Luật này.

 

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.

 

Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự khi đủ căn cứ để truy tố.

Nếu hành vi của các đối tượng nêu trên thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo điều 134, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

 

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

 

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

 

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

 

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

 

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

 

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

 

h) Có tổ chức;

 

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

 

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

 

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

 

m) Có tính chất côn đồ;

 

n) Tái phạm nguy hiểm;

 

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *