Đăng ký thang lương, bảng lương, báo cáo lao động đối với doanh nghiệp ít hơn 10 lao động

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Lương tối thiểu vùng có sự thay đổi thì doanh nghiệp có cần phải điều chỉnh, đăng ký thay đổi thang bảng lương ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không? Pháp luật quy định như thế nào?

Mục lục bài viết

1. Có phải đăng ký thay đổi thang bảng lương khi mức lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng ?

Chào luật sư. Công ty nơi tôi làm việc thành lập đã lâu và cũng đã đăng ký thang bảng lương. Hiện nay, nhà nước điều chỉnh lương tối thiểu vùng, nhưng mức lương công ty tôi lúc đăng ký vẫn còn cao hơn mức điều chỉnh của nhà nước thì tôi có cần đăng ký lại thang bảng lương không?

Việc đăng ký thang bảng lương chỉ thực hiện khi doanh nghiệp có điều chỉnh hay phải nộp hàng năm. Việc báo cáo tình hình lao động sẽ thực hiện theo trình tự nào, cần có chứng từ gì kèm theo. Nếu bỏ qua 1 kỳ báo cáo thì doanh nghiệp có bị ảnh hưởng gì không?

Xin cảm ơn luật sư !

Có phải đăng ký  thay đổi thang bảng lương khi mức lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2018  ?

Trả lời:

Chào bạn, cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến xin giấy phép , câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và trả lời như sau:

Thứ nhất, Nghị định 157/2018/NĐCP quy định lại mức lương tối thiểu vùng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019, quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;

b) Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;

c) Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;

d) Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

Do mức lương của đơn vị bạn đã lớn hơn mức lương tối thiểu vùng và đơn vị bạn không có nhu cầu thay đổi mức lương này thì trong trường hợp của bạn công ty bạn không cần phải đăng ký thay đổi với Phòng lao động thương binh xã hội cấp quận/huyện . Việc đăng ký thang bang lương chỉ đặt ra khi có sự thay đổi nội dung của thang bảng lương.

Thứ hai, công ty bạn có trách nhiệm báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ 06 tháng 1 lần hoặc hằng năm theo quy định tại điều 8 nêu trên như sau :

“Điều 8. Báo cáo sử dụng lao động

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động, người sử dụng lao động phải khai trình việc sử dụng lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

2. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (đối với người sử dụng lao động thuộc khu công nghiệp) nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

3. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo số lao động cho thuê lại với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.

4. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng và thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương, báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

5. Định kỳ 06 tháng và hằng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình sử dụng và thay đổi về lao động trong các doanh nghiệp tại địa phương, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nếu bạn không nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ hoặc hằng năm bạn sẽ có thể bị về việc này theo Điều 25 như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không lập sổ quản lý lao động, sổ lương hoặc không xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

b) Không khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước vlao động ở địa phương;

c) Vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, hồ sơ tuyển dụng lao động theo quy định.

Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động được quy định tại Điều 6 ban hành ngày 29/8/2014 của Bộ lao động thương binh xã hội: Người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 trước ngày 25 tháng 5 và ngày 25 tháng 11 hằng năm theo mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này

2. Tư vấn về điều kiện đăng ký thang bảng lương và tham gia Bảo hiểm xã hội ?

Xin chào, Minh Khuê qua web thấy quý công ty có nói nên tôi có vài câu hỏi xin quý công ty tư vấn cho tôi như sau: Bạn tôi cùng với hai người bạn góp vốn thành lập cty hai thành viên trở lên vào cuối tháng 9 năm 2018, với ngành nghề là dịch vụ sửa chữa cài đặt máy vi tính, sửa điện nhà.

Do mới mở khách hàng chưa có nhiều nên bạn tội tự làm không có thuê mướn lao động cho tới nay. Trong thời gian qua cũng không có ký với ai và đóng BHXH cũng như đăng ký thang bảng lương. Vậy nay cho tôi xin hỏi với trường hợp nêu trên công ty bạn tôi có bị phạt gì không ? Nếu có mức phạt bao nhiêu ạ?

Có phải đăng ký thang bảng lương không? Có phải đóng BHXH gì không? Nếu có thì những thủ tục này thế nào & đến đâu liên hệ ạ ?

Tôi xin cám ơn!

Tư vấn về điều kiện làm bảng lương và mua Bảo hiểm xã hội ?

Trả lời

1. Về đăng ký thang lương, bảng lương, định mức lao động

Căn cứ khoản 2 Điều 1 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013:

“Đối với doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.”

Như vậy, trường hợp công ty của bạn anh có số lao động dưới 10 lao động nên được miễn thủ tục gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động.

2. Về đăng kí bảo hiểm xã hội

Căn cứ của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, , bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc, bao gồm:

1.Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

2.Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

3. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;…

Do đó, bạn anh thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục tham gia BHXH, BHNT, BHYT, BHTNLĐ, BNN là Cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.

3. Mức trả tiền lương ngừng việc theo nghị định của chính phủ ?

Thưa luật sư Minh Khuê. Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định về việc trả lương ngừng việc là mức lương ghi trong hợp đồng lao đông. Vậy mức lương ghi trong hợp đồng lao động của tôi là 7.063.000 đ, nhưng hiện nay tôi nghỉ ngừng việc vậy mà công ty trả lương ngừng việc theo mức lương tối thiểu vùng 3.750.000 đ.Công ty tôi làm vậy đúng hay sai ?

Nhờ luật sư tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn luật sư.

Mức trả tiền lương ngừng việc theo nghị định của chính phủ ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 98 :

Điều 98. Tiền lương ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

– Trường hợp ngừng việc nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì thì người lao động được trả đủ tiền lương theo quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 26 ngày 12/01/2015: Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này.

Tuy nhiên tình huống của bạn chưa cung cấp được rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngừng việc ở nơi làm việc của bạn là gì. Nếu việc ngừng việc do lỗi của người lao động hoặc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Lao động

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *