Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm trà, chè như thế nào ? Những tài liệu cần cung cấp để tiến hành đăng ký

Theo quy định của Luật Sở hữu Trí tuệ thì cá nhân hoặc tổ chức đều có quyền đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa đối với các sản phẩm do mình kinh doanh hoặc dịch vụ được cung cấp. xin giấy phép tư vấn và phân tích thêm các quy định pháp lý về đăng ký nhãn hiệu:

Mục lục bài viết

1. Hồ sơ, tài liệu cần để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm trà, chè

Luật Xingiayphep cung cấp kèm theo đây hình ảnh nhãn hiệu “CHÈ Thanh Loan” đăng ký cho nhóm 30 với sản các dịch vụ liên quan đến kinh doanh các loại chè, trà… đã được đăng công báo tháng 3 năm 2019. Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ

1. Khái quát về sản phẩm và mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Các loại chè và trà là những sản phẩm nước uống, đồ ăn thanh mát có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Mỗi loại chè hoặc trà sẽ có những công dụng riêng và lượi ịch riêng của nó. Vậy nên việc kinh doanh các sản phẩm nêu trên cũng được rất nhiều nhười quan tâm và có nhu cầu triển khai việc kinh doanh sản phẩm nêu trên. Do vậy, ngoài việc đăng ký kinh doanh thì chủ thể tiến hành đăng ký kinh doanh cần phải có cho mình một nhãn hiệu phù hợp với việc kinh doanh này. Theo đó khi tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu góp phân thúc đẩy việc ghi nhận của khách hàng đối với nhãn hiệu hàng hóa gắn liền với sản phẩm, mặt hàng kinh doanh đó.

Mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm

– Được pháp luật ghi nhận quyền sở hữu nhãn hiệu;

Khi doanh nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ tức là nhãn hiệu của doanh nghiệp đã được bảo hộ độc quyền trong những lĩnh vực đăng ký và các lĩnh vực liên quan. Các bên khác đều không được sử dụng và không thể đăng ký nhãn hiệu giống hoặc tương tự nhãn hiệu đã được bảo hộ trong cùng lĩnh vực hoặc tương tự. Trong các mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thì đây là mục đích quan trọng nhất.

– Hạn chế và xử lý các hành vi xâm phạm nhãn hiệu (bắt chước, , làm giả, làm nhái nhãn hiệu …);

Đây là vấn đề đâu đầu nhất của các Doanh nghiệp từ trước tới nay. Bởi lẽ nhãn hiệu có thể bị các bên khác ăn cắp, làm giả, làm nhái sản phẩm khiến người tiêu dùng hoang mang khó phân biệt hàng thật và hàng giả dẫn đến giảm sút uy tín và doanh thu tài chính của Doanh nghiệp.

Tuy nhiên, các đơn vị đạo nhái thường có sự dè chừng khi sử dụng các nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ độc quyền vì họ lường trước được những hậu quả phải gánh chịu cho hành vi của mình theo quy định pháp luật.

Trường hợp, các đơn vị khác vẫn bất chấp sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ thì Doanh nghiệp hoàn toàn có thể ngăn chặn các hành vi xâm phạm nêu trên. Doanh nghiệp có thể tự mình yêu cầu các đơn vị chấm dứt các hành vi vi phạm và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho mình. Hoặc doanh nghiệp có thể yêu cầu cơ quan nhà nước bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình bằng cách tố cáo các hành vi vi phạm tới cơ quan quản lý thị trường, khởi kiện các cá nhân/tổ chức vi phạm tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền…. Việc có Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là bằng chứng chắc chắn nhất để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp và có cơ sở để xử lý các hành vi vi phạm.

– Tiếp cận khách hàng dễ dàng;

Nhãn hiệu sản phẩm là phương tiện gần gũi nhất để tiếp cận khách hàng. Thông qua việc được ghi nhận bảo hộ, doanh nghiệp quảng bá nhãn hiệu của mình rộng rãi đến người tiêu dùng, xây dựng được dấu ấn và niềm tin trong lòng người tiêu dùng với sản phẩm chất lượng và an toàn. Việc đăng ký sản phẩm nhãn hiệu cũng góp phần bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái. Người tiêu dung có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các sản phẩm chính hãng và có niềm tin hơn đối với các Doanh nghiệp

– Tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư và đối tác;

Có lẽ không một nhà đầu tư hay đối tác nào muốn “rót tiền” vào những Doanh nghiệp có hàng hóa sản phẩm trôi nổi, hàng thật giả lẫn lộn và không được bảo vệ bởi bất cứ cơ sở pháp lý nào? Do đó, nếu Doanh nghiệp có nhãn hiệu sản phẩm đã được bảo hộ và thêm những dự án đầu tư tiềm năng thì sẽ là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư và cơ hội hợp tác lâu dài, bền vững. Cho nên đây cũng là một trong các lý do, mục đích của việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm mà nhiều nhà đầu tư chú ý.

Tại Bảng danh mục hàng hóa/ dịch vụ NI-XƠ Sắp xếp theo nhóm sản phẩm/ dịch vụ. Các sản phẩm như chè, trà thuộc vào nhóm 30 tại bảng danh mục hàng hóa/dịch vụ.

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm trà, chè cho cá nhân kinh doanh như thế nào? Những tài liệu cần cung cấp để tiến hành đăng ký?

Nhóm 30: Cà phê, chè, ca cao, cà phê nhân tạo; gạo; bột sắn và bột cọ; bột và chế phẩm làm từ ngũ cốc; bánh mì, bánh ngọt và kẹo; kem lạnh; đường, mật ong, mật đường; men, bột nở; muối; tương hạt cải; dấm; nước xốt (gia vị); gia vị; nước đá.

Theo đó, một số sản phẩm có các mã như sau: Trà (300037); Kem trái cây [đá lạnh] (300125); Thạch hoa quả [bánh kẹo] (300176)…

2. Tiến hành xác định nhãn hiệu muốn đăng ký và tra cứu nhãn hiệu

Khi đã xác định được sản phẩm và nhóm sản phẩm muốn đăng ký thì bước tiếp theo là xác định tên nhãn hiệu của sản phẩm hàng hóa và tiến hành tra cứu trên cổng thông tin http://iplib.noip.gov.vn của Cục sở hữu trí tuệ.

Tên nhãn hiệu cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 72 Luật SHTT 2005

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

“1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Theo đó tiến hành tra cứu theo các nhóm đã lựa chọn và tìm ra những đối chứng trùng, tương tự gây nhầm lẫn các nhãn hiệu đã đăng ký trước đó. Mục đích của việc tra cứu trên là xem xét tên nhãn hiệu muốn đăng ký có xuất hiện đối chứng hay không? Khả năng đăng ký nhãn hiệu đó cao hay thấp? (Theo Điều 73, 74, 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005)

Đây được coi là bước cơ bản, tiền đề trong việc dăng ký một nhãn hiệu hàng hóa nào đó. Góp phần tránh những trường hợp bỏ qua bước tiến hành tra cứu mà đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.

3. Thủ tục và thời gian đăng ký

Theo quy định của pháp luật, thời gian đăng ký một nhãn hiệu kể từ khi nộp đơn đến khi được cấp văn bằng bảo hộ là 13-15 tháng.

Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm. Theo qui định, qui trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau (i) thẩm định hình thức (1-2 tháng), (ii) công bố Đơn trên Công báo (2 tháng); (iii) thẩm định nội dung (9-12 tháng); và (iii) cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

Sau khi có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, trong 2 tháng kể từ ngày có Quyết định chấp nhận Đơn hợp lệ. Đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp và được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung. Mục đích của giai đoạn này là xem xét xem nhãn hiệu xin đăng ký có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo quy định của pháp luật không.

– Nếu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho Người Nộp Đơn;

– Nếu nhãn hiệu không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục SHTT sẽ ra Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung (từ chối) và Người Nộp Đơn có 02 tháng để trả lời Thông báo này.

Nếu Đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra Thông báo cấp bằng và Người nộp đơn có nghĩa vụ phải nộp lệ phí cấp bằng trong thời hạn là 1 tháng kể từ ngày thông báo. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sẽ được cấp cho người nộp đơn trong vòng 1-2 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp bằng.

4. Các tài liệu cần thiết để nộp đơn

Để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Qúy khách cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:

– Tên và địa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (Cá nhân dăng ký kinh doanh)

– Giấy ủy quyền (sẽ cung cấp mẫu sau:

– Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký (bản mềm) (nếu là nhãn hiệu màu sắc hoặc chứa logo)

– Danh mục sản phẩm cụ thể xin đăng ký bảo hộ theo nhãn hiệu.

5. Công việc bảo hộ nhãn hiệu của Xin giấy phép thực hiện:

5.1 Công việc thực hiện:

Trong trường hợp Xin giấy phép được khách hàng ủy quyền là đại diện sở hữu trí tuệ của Quí vị tại Cục Sở hữu trí tuệ (“Cục SHTT”), công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:

– Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Chuẩn bị Đơn, ký đơn (với tư cách là đại diện được uỷ quyền của Quí vị) và đi nộp Đơn tại Cục SHTT;

– Thông báo về việc nộp đơn với Quí vị ngay sau khi nộp đơn;

– Nhận tất cả các Thông báo từ Cục SHTT liên quan đến đơn và thông báo đến Quí vị;

– Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn (nếu có yêu cầu từ Cục SHTT);

– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT (nếu Đơn bị từ chối bảo hộ);

– Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho Quí vị cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc bảo hộ nhãn hiệu;

– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận).

5.2. Chi phí thực hiện công việc:

Sau khi tiếp nhận thông tin Xin giấy phép sẽ gửi thư tư vấn và báo giá dịch vụ trong từng trường hợp cụ thể.

Luật Xingiayphep cung cấp kèm theo đây hình ảnh nhãn hiệu “CHÈ Thanh Loan” đăng ký cho nhóm 30 với sản các dịch vụ liên quan đến kinh doanh các loại chè, trà… đã được đăng công báo tháng 3 năm 2019.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến qua điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Tư vấn chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu

Chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu – Trong quá trình kinh doanh việc chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu từ chủ đơn này sang chủ đơn khác là một trong những yêu cầu thực tiễn của hoạt động đăng ký độc quyền nhãn hiệu. Công ty luật Minh Khuê tư vấn hoạt động chuyển giao đơn đăng ký theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Chủ đơn đăng ký nhãn hiệu có thể ký kết hợp đồng chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu. Sau khi chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu, Bên chuyển quyền chấm dứt mọi quyền đối với nhãn hiệu. Thủ tục ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu như sau:

>>

Tư vấn chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu

– Ảnh minh họa

Chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu:

Đối tượng: Quyền đối với nhãn hiệu đang được nộp đơn đăng ký không phụ thuộc vào đơn đang ở giai đoạn nào. Bên chuyển quyền chấm dứt mọi quyền đối với nhãn hiệu đang đăng ký

Hồ sơ cần thiết:

– Tờ khai (Theo hướng dẫn của Công ty luật Minh Khuê)

– Hợp đồng chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu (Theo hướng dẫn của Công ty luật Minh Khuê)

– Giấy ủy quyền (Theo hướng dẫn của Công ty luật Minh Khuê)

Thời gian thực hiện: 2-3 tháng

Lưu ý: Thời gian này có thể được rút gọn khi có yêu cầu. Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn hỗ trợ.

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan:

3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa bán online

Kính thưa luật sư: Tôi mua hàng ở người quen bán hàng gia đình làm, họ là gia đình sản xuất nhỏ, tôi đã dùng sản phẩm và thấy chất lượng tốt sau đó bán thử cho bạn bè đều đánh giá cao. Do đó, tôi đã in ấn nhãn và nhập hàng về để bán online, nhưng hiện tại có những người sử dụng lại nhãn hiệu của tôi và đăng bán với giá thấp còn chất lượng thì tôi không kiểm soát được. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm này ?

Tôi xin cảm ơn.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa bán online

Trả lời:

Trước hết như thông tin bạn cung cấp thì không rõ là hộ gia đình sản xuất sản phẩm mà bạn đang bán đã đăng ký chưa hay là sản xuất nhỏ lẻ không đăng ký. Do đó, nếu hộ sản xuất đó chưa đăng ký thì bạn không đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm đó được. Nếu hộ sản xuất đó đã đăng ký hoặc loại hình doanh nghiệp theo quy định của luật doanh nghiệp thì có thể tiến hành đăng lý nhãn hiệu cho sản phẩm đó.

Sau đó, bạn tiến hành tra cứu sơ bộ để biết được nhãn hiệu mà bạn dự tính đăng ký có bị trùng hay gây nhầm lẫn hay không trên trang của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Tiếp theo, chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu như sau:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN; Mẫu đơn đăng ký 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;

– Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao), hợp đồng hoặc tài liệu khác xác nhận hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ của người nộp đơn nếu Cục sở hữu trí tuệ có nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin nêu trong đơn;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.

Thời gian đăng ký nhãn hiệu:

– Thẩm định hình thức: 1-2 tháng;

– Công bố Đơn trên Công báo: 2 tháng;

– Thẩm định nội dung: 9-12 tháng;

– Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 1-2 tháng.

>> Xem thêm: ()

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay tới số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Cách đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền sản phẩm thực phẩm y tế

Công ty Xin giấy phép là đối tác tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng và các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực khác nói chung với tiêu chí trung thực, uy tín và chất lượng.

1, Thông tin chủ đơn:

Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Cung cấp Sản phẩm Tự nhiên

Địa chỉ: Số 698, đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

2. Thông tin nhãn hiệu:

– Mẫu nhãn hiệu:

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

– Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: Màu xám, màu trắng, màu xanh lá cây và màu vàng da cam.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần chữ và phần hình trên nền màu trắng.

Phần chữ: Là chữ “NPS” và chữ “JSC” có màu xám, được viết in hoa và không có nghĩa. Trong đó, chữ “NPS” nằm phía bên trái được viết in đậm, có cỡ chữ to hơn chữ “JSC”. Ở giữa chữ “NPS” và chữ “JSC” là một dấu chấm “.” và một dấu phẩy “,”.

Phần hình: Là hình ảnh chiếc lá màu xanh lá cây, gân lá có màu trắng, được thiết kế cách điệu, nằm phía bên phải chữ “NP” và phía bên trên của chữ “S” và chữ “JSC”. Bên dưới chữ “S” và chữ “JSC” là đường cong màu vàng da cam có tiết diện 2 đầu không bằng nhau. hình chiếc lá và đường cong tạo với nhau thành hình vòng tròn.

Nhãn hiệu đăng kí bảo hộ tổng thể.

Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:

Nhóm 35: Dịch vụ mua bán các sản phẩm: thực phẩm ăn kiêng phù hợp cho mục đích y tế, thực phẩm cho em bé, chất bổ sung dinh dưỡng, chất bổ sung protein dùng cho ăn kiêng, sữa, sản phẩm sữa, sữa giàu protein, sữa giàu anbumin, đồ uống làm từ sữa, thực phẩm trên cơ sở yến mạch.

Số bằng: 283248

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *