Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ? Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Quyền sở hữu công nghiệp là một trong những quyền quan trọng đối với tổ chức, cá nhân đã đăng ký sở hữu độc quyền đối với nhãn hiệu, kiểu sáng công nghiệp hay sáng chế (các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ). xin giấy phép tư vấn đăng ký quyền và cách thức bảo vệ các quyền này theo quy định của pháp luật hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ?

Trước tiên tôi xin chào luật sư. Chuyện tôi muốn tư vấn là như sau: giả sử tôi có 1 sản phẩm là mì ăn liền và tôi muốn đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình.

Vấn đề ở đây là nếu như sản phẩm của tôi có nguyên liệu chính giống với 1 sản phẩm mì ăn liền khác thì tôi có được coi là đã vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không ?

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ?

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 () thì:

“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ ….

2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.”

Bạn nói bạn muốn sản xuất một loại mì và bạn muốn đi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ thì trong trường hợp này loại mì của bạn dễ bị vi phạm vào quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mai, chỉ dẫn địa lý

Trong đó các khái niệm trên được quy định tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:

“Điều 4. Giải thích từ ngữ

13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

16. Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

21. Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

22. Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.”

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn chỉ sử dụng nguyên liệu giống một hãng mỳ thì như vậy không bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vì nguyên liệu thì có thể giống nhau nhưng cách tạo ra sản phẩm lại hoàn toàn khác nhau do cách chế biến khác nhau. Chỉ khi bạn sử dụng đúng công thức chế biến và đúng thành phần của nguyên liệu để sản xuất giống y hệt một hãng mỳ thì bạn mới bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực vi phạm về bí mật kinh doanh. Tuy nhiên khi bạn đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình thì bạn cũng nên tránh vi phạm vào kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm, tên thương mại của sản phẩm. Bởi nếu bạn chỉ cần vi phạm vào bất cứ quyền sở hữu trí tuệ nào thuộc quyền sở hữu công nghiệp thì bạn đều vi phạm quy định của Luật sở hứu trí tuệ.

2. Khi nào quyền sở hữu trí tuệ được xác lập ?

Trả lời:

Thời điểm xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với từng đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là khác nhau. Do đó, các tác giả cần nắm rõ thời điểm các quyền của mình được xác lập để đảm bảo quyền lợi của bản thân mình, tránh bị lợi dụng.

Xin giấy phép xin gửi đến các Quý khách hàng thân thiết của công ty một số thông tin hữu ích về thời điểm, căn cứ xác lập quyền sở hữu trí tuệ để tránh những rủi ro không đáng có.

Căn cứ quy định tại khoản 1, thông tư 01/2007/TT-BKHCN và điều 6, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005quyền sở hữu trí tuệ được xác lập dựa trên các căn cứ sau:

-“Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.”

Như vậy, các quyền tác giả được công nhận và xác lập ngay sau khi tác phẩm được thể hiện dưới hình thức nhất định, không phụ thuộc vào việc đã đăng ký hay chưa.

– “Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.”

Cũng giống quyền tác giả, quyền liên quan được xác lập kể từ thời điểm đối tượng được bảo hộ được mã hóa, định hình, không phụ thuộc vào việc đã đăng ký hay chưa

– “Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn ( sau đây gọi là “thiết kế bố trí”), kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký các đối tượng đó. Người được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là chủ sở hữu và được hưởng quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ và trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp có quyền sử dụng văn bằng bảo hộ làm căn cứ chứng minh quyền của mình mà không cần chứng cứ nào khác.”

Khác với hai quyền trên, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập kể từ thời điểm tác giả được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ. Do đó, để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình, chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ cần đăng ký xin cấp văn bằng bảo hộ cho sản phẩm của mình.

– “Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.”

Cũng giống như quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu nói trên, các quyền của chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý là đối tượng được bảo hộ chỉ được xác lập sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.

-“Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đăng ký quốc tế được xác lập trên cơ sở quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo yêu cầu của chủ nhãn hiệu. Quyết định và giấy chứng nhận nói trên có giá trị như văn bằng bảo hộ cấp cho người đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký quốc tế tại Việt Nam được xác lập kể từ thời điểm có quyết định chấp nhận bảo hộ hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.

– “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi khiến cho nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu đó phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ phù hợp quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ.”

Không có căn cứ pháp lí rõ ràng để xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Thông thường, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng chỉ được đặt ra khi xảy ra tranh chấp. Việc đánh giá và bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng chỉ được xem xét dựa trên thực tế việc sử dụng các sản phẩm mang nhãn hiệu đó. Việc đánh giá một nhãn hiệu có được coi là nổi tiếng hay không được xét trên các tiêu chí sau:

+ Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;

+ Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;

+ Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;

+ Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;

+ Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;

+ Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;

+ Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

– “Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với tên thương mại, chủ thể có tên thương mại phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện thời gian, lãnh thổ, lĩnh vực trong đó tên thương mại đã được chủ thể đó sử dụng.”

Ngay từ khi đăng ký tên thương mại tại cơ quan đăng ký kinh doanh, các chủ thể đã được yêu cầu phải chú ý đến vấn đề về sở hữu trí tuệ: tên thương mại không được trùng, dễ gây nhầm lẫn… Vì vậy, ngay từ khi việc đăng ký tên thương mại của mình được cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận, các chủ thể đã xác lập quyền của mình đối với tên thương mại đó

– “Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ hoặc kết quả của hoạt động hợp pháp khác để tìm ra, tạo ra hoặc có được thông tin tạo thành bí mật kinh doanh và bảo mật thông tin đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ. Khi sử dụng quyền và giải quyết tranh chấp quyền đối với bí mật kinh doanh, chủ thể có bí mật kinh doanh phải chứng minh quyền của mình bằng các chứng cứ thể hiện hoạt động mà trong đó thông tin tạo thành bí mật kinh doanh được tạo ra, tìm ra, có được và biện pháp bảo mật thông tin đó.

Để bảo vệ bí mật kinh doanh, Nhà nước không yêu cầu các tổ chức, cá nhân, chủ thể kinh doanh phải đăng ký bảo hộ đối với bí mật kinh doanh của mình mà ngay từ khi được tạo ra, quyền của chủ sở hữu bí mật kinh doanh này cũng được xác lập.

Trên đây một số thông tin hữu ích của công ty Xin giấy phép cung cấp cho Quý khách hàng về khi nào quyền sở hữu trí tuệ được xác lập? Chúng tôi hi vọng rằng quý khách có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có vấn đề pháp lý nào khác cần tư vấn quý khách vui lòng gọi điện tới tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của công ty Xin giấy phép để gặp luật sư tư vấn và chuyên viên pháp lý.

3. Khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ ?

Thưa luật sư, xin phân tích khái quát chung về quyền sở hữu trí tuệ như thế nào?

Trả lời:

Trí tuệ là phần suy nghĩ, tư duy của con người, bao gồm những khả năng tưởng tượng, ghi nhớ, phê phán, lý luận, thu nhận tri thức… có thể tiến lên tới phát minh khoa học, sáng tạo nghệ thuật. ( từ điển tiếng việt)

Tài sản trí tuệ là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động sáng tạo, bao gồm: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; phần mềm máy tính; sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; chỉ dẫn địa lý; tên thương mại; thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn; giống cây trồng mới và các sản phẩm trí tuệ có giá trị khác ( Thông tư liên tịch 112/2011/TTLT/BTC-BKHCN hướng dẫn quản lý tài chính đối với Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2011-2015 do Bộ Tài chính – Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành) Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng ( Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009)Khác với quyền tài sản hữu hình có đối tượng là các vật, quyền sở hữu trí tuệ có đối tượng mang tính chất trừu tượng – thành quả của hoạt động tư duy sáng tạo của con người.

4. Thủ tục uỷ quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp

Trả lời:

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 22 (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp) quy định:

“1. Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp bao gồm:

a) Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi vi phạm bao gồm cả tổ chức được trao thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam;”

Công ty bạn là chủ thể quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hoá bị xâm phạm cho nên công ty sẽ có quyền yêu cầu xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm đó.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp) về Ủy quyền yêu cầu xử lý vi phạm như sau:

“Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 22 của Nghị định này nếu không trực tiếp nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam tiến hành thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm quy định tại Nghị định này.”

Như vậy, công ty bạn có thể uỷ quyền cho cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc đại diện chủ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam tiến hành thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm.

– Về thủ tục uỷ quyền:

Việc ủy quyền phải được làm bằng văn bản dưới hình thức giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.

Văn bản ủy quyền của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp của bên ủy quyền và con dấu xác nhận của bên ủy quyền, nếu có con dấu đăng ký hợp pháp.

Văn bản ủy quyền của tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương hoặc lãnh sự quán, hoặc hình thức khác được coi là hợp pháp theo quy định của pháp luật tại nơi lập văn bản ủy quyền.

+ Văn bản ủy quyền nộp kèm theo đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải là bản gốc. Văn bản ủy quyền làm bằng tiếng nước ngoài thì phải nộp kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực của chính quyền địa phương hoặc có cam kết và xác nhận của đại diện sở hữu công nghiệp là bên nhận ủy quyền.

Trường hợp văn bản ủy quyền là bản sao của bản gốc văn bản ủy quyền đã nộp trong hồ sơ trước đó cho cùng cơ quan xử lý vi phạm thì cũng được coi là hợp lệ, với điều kiện người nộp đơn phải chỉ rõ số hồ sơ đã nộp và bản gốc văn bản ủy quyền được chỉ dẫn vẫn đang có hiệu lực và đúng nội dung ủy quyền.

+ Văn bản ủy quyền có giá trị trong thủ tục xác lập quyền theo quy định tại Điều 107 của Luật Sở hữu trí tuệ có ghi rõ nội dung ủy quyền bao gồm thủ tục thực thi, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam thì cũng có giá trị pháp lý trong thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này.

– Về thời hạn uỷ quyền:

Thời hạn ủy quyền được xác định theo thời hạn ghi trong văn bản ủy quyền. Trong trường hợp văn bản ủy quyền không ghi rõ thời hạn thì thời hạn ủy quyền được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều 107 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Cách xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Các quy định của pháp luật hình sự đối với các hành vi của cá nhân giả mạo nhãn hàng hóa của doanh nghiệp có thương hiệu để kinh doanh kiếm lời gây thiệt hại cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng thì bị xử lý như thế nào? Cảm ơn!

Trả lời:

Tại Điều 171 Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định:

Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá hoặc các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đang được bảo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc cải tạo giam giữ đến 2 năm (khoản 1 Điều 171 BLHS)…

Nếu phạm tội ở khoản 2, khoản 3 (Điều171 BLHS) có mức án từ 6 tháng đến 5 năm. Tại Thông tư liên tịch số 01 ngày 29/2/2008 của liên bộ hướng dẫn xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có đối tượng là hàng hoá giả tạo nhãn hiệu được quy định tại khoản 2 Điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ và thuộc các trường hợp sau đây thì bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” theo khoản 1 Điều 171 BLHS:

+ Đã thu lợi nhuận từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000đồng;

+ Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 50.000.000đồng đến dưới 150.000.000đồng;

+ Hàng hoá vi phạm có giá trị từ 50.000.000đồng đến dưới 150.000.000đồng.

Bị truy tố theo khoản 2 Điều 171 BLHS (bị coi là gây hậu quả rất nghiêm trọng) khi đã thu được lợi nhuận từ 50.000.000đồng đến dưới 150.000.000đồng; Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 150.000.000đồng đến dưới 450.000.000đồng; Hàng hoá vi phạm có giá trị từ 150.000.000đồng đến dưới 500.000.000đồng. Bị truy tố theo khoản 3 Điều 171 BLHS (bị coi là gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng) khi đã thu được lợi nhuận từ 150.000.000đồng trở lên; Gây thiệt hại về vật chất cho chủ sở hữu nhãn hiệu từ 450.000.000đồng trở lên; Hàng hoá vi phạm có giá trị từ 500.000.000đồng trở lên.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự thì những người có hành vi như đã nêu ở phần trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có yêu cầu của chủ thể quyền tác giả hoặc yêu cầu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Vì vậy, Cty anh phải căn cứ vào các quy định của BLHS và có văn bản đề nghị các cơ quan pháp luật xử lý cá nhân, đơn vị có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *