Đăng bài viết đòi nợ trên mạng xã hội có được xem là xúc phạm danh dự không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, em có câu hỏi mong luật sư giải đáp giùm: Em và H là bạn chơi thân với nhau, gần đây H cần 1 số tiền nên nhờ em vay hộ, em đứng ra vay giúp H số tiền 12 triệu đồng và cam kết với người cho vay mỗi tháng đóng lãi 3,5 triệu đồng.

Mục lục bài viết

Em là người đứng tên trên giấy tờ vay nhưng thực chất H là người nhận tiền và đóng lãi hàng tháng, đóng được 3 tháng thì H dừng đóng và không liên lạc với em nữa. Hiện tại do bị chủ nợ hối thúc nên em đã đăng một bài viết lên facebook với nội dung đòi nợ, nội dung bài đăng phản ánh đúng sự thật , vậy hành vi này của em có vi phạm pháp luật không? Em xin chân thành cám ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến Luật sư tư vấn của công ty Xin giấy phép, sau thời gian nghiên cứu nội dung câu hỏi của bạn cùng với các văn bản pháp luật hiện hành Luật sư xin trả lời bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– , sửa đổi bổ sung 2017

2. Nội dung tư vấn

2.1. Giao dịch vay tiền là giao dịch dân sự

Điều 119 quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:

“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Như vậy, việc bạn đứng ra vay tiền rồi lại cho bạn của bạn vay tiền cũng chính là giao dịch dân sự, cho vay tiền bằng miệng hay làm giấy cho vay tiền viết tay vẫn đảm bảo về hình thức và được pháp luật công nhận, bảo vệ. Thực tế khi giao dịch xảy ra, bạn là người đứng ra ký tên trên hợp đồng vay tiền chính vì vậy trên góc độ pháp lý bạn chính là bên đi vay. Đặt giả thiết, bạn là A, người cho vay là B, bạn thân của bạn là C. Các mối quan hệ xảy ra ở đây sẽ là, A-bên đi vay với B-bên cho vay và A-bên cho vay với C-bên đi vay.

2.2. Hợp đồng vay tiền

Điều 463 quy định hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Điều 466 quy định về nghĩa vụ trả tiền khi đi vay như sau:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy nghĩa vụ của người vay tiền là phải trả đủ số tiền đã vay, và lãi suất vay nếu có thỏa thuận.

Theo thông tin bạn cung cấp tôi không rõ hai bên có quy định về thời hạn trả tiền hay không nên trường hợp này của bạn cũng có thể coi là hợp đồng vay không kỳ hạn, nên bạn có thể bị đòi nợ bất kỳ lúc nào và được bên cho vay thông báo trước một thời gian hợp lý.

“Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.”

Trường hợp này của bạn, bạn chính là người có nghĩa vụ trả nợ cho B-bên cho vay, vì đã kí tên trên hợp đồng vay (mặc dù thực tế chỉ là đứng ra vay giúp cho C-bạn thân), sau đó bạn sẽ đi đòi nợ lại từ C.

2.3. Đăng bài đòi nợ trên mạng xã hội có vi phạm pháp luật?

Điều 155 quy định Tội làm nhục người khác được hiểu là người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Có nghĩa là, nếu thông tin đòi nợ bạn đăng lên mạng xã hội là hoàn toàn sai sự thật, có tính chất vu khống và xúc phạm đến bạn của bạn thì mới có yếu tố cấu thành “Tội làm nhục” và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng có quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Vậy với những thông tin bạn cung cấp và theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc bạn đăng thông tin của bạn thân và nội dung sự thỏa thuận giữa bạn và bạn thân lên mạng xã hội là không trái pháp luật do bạn cung cấp những thông tin đúng sự thật và không có lời lẽ xúc phạm danh dự nhân phẩm của người bạn này. Khi bạn không thể đòi được nợ từ người bạn thân này và không thể liên lạc được với bạn ấy thì bạn có thể nhờ đến cơ quan pháp luật để được hỗ trợ, cụ thể bạn có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ đến Tòa án cấp Quận, Huyện nơi mà người bạn đó đang cư trú.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *