Công ty TNHH có bắt buộc thành lập Ban kiểm soát

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, xin hỏi: Công ty tôi là Công ty TNHH có 15 thành viên, thành lập ở quận Hai Bà Trưng. Công ty tôi có phải thành lập Ban kiểm soát hay không và quy trình như thế nào? Xin cảm ơn

Trả lời:

Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Trường hợp doanh nghiệp bạn có 15 thành viên thì theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, công ty bạn bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát của công ty theo quy định tại Điều 55 Luật doanh nghiệp 2014:

“Điều 55. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định”.

Như vậy, nếu công ty bạn chưa quy định quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm sóat, Trưởng Ban kiểm soát thì công ty bạn cần bổ sung, có thể tham khảo các nội dung sau:

1. Bổ sung quyền lựa chọn kiểm soát viên vào mục Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thành viên trong công ty. Cụ thể: Hội đồng thành viên quyết định số lượng kiểm sóat viên với nhiệm kỳ 04 năm và quyết định việc thành lập Ban kiểm soát. Kiểm sóat viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình

2. Bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của kiểm soát viên trong công ty. Cụ thể:

Kiểm sóat viên có các quyền và nghĩa vụ sau:

– Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực và cẩn trọng của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền của Hội đồng thành viên, trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;

– Thẩm định Báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình hội đồng thành viên hoặc cơ quan nhà nuớc có liên quan; trình hội đồng thành viên báo cáo thẩm định;

– Kiến nghị hội đồng thành viên các giải pháp sửa đổi, bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty;

– Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của công ty. Giám đốc, Tổng Giám đốc, kế tóan và những người quản lý khác có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền của những những người này khi thực hiện quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty;

– Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp, trừ cuộc họp Hội đồng thành viên;

– Quyền và nghĩa vụ khác theo Quyết định của Hội đồng thành viên.

3. Bổ sung quy định về Trưởng Ban kiểm soát

Các kiển sóat viên bầu một người trong số họ làm Trưởng ban kiểm sóat theo nguyên tắc đa số. Trưởng Ban kiểm sóat phải là kế tóan viên hoặc kiểm tóan viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng ban kiểm sóat do Hội đồng thành viên quy định, cụ thể như sau:

– Xây dựng kế hoạch công tác hàng tháng, hàng quý và hàng năm của Ban kiểm sóat;

– Phân công nhiệm vụ và công việc cụ thể cho các thành viên;

– Kiểm tra và điều phối thực hiện các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ban kiểm soát.

4. Chế độ làm việc của Ban kiểm sóat

– Ban kiểm soát họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá, thông qua báo cáo kết quả kiểm sóat trong tháng trình hội đồng thành viên, thảo luận và thông qua kế hoạch hoạt động tiếp theo của Ban kiểm soát;

– Quyết định của Ban kiểm sóat được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành. Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu.

5. Trách nhiệm của kiểm soát viên theo quy định tại Điều 71 Luật doanh nghiệp 2014:

“1. Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Kiểm soát viên và người quản lý khác của công ty có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;

b) Trung thành với lợi ích của công ty; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

c) Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về doanh nghiệp mà họ và người có liên quan của họ làm chủ sở hữu hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối;

d) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được tăng lương, trả thưởng khi công ty không có khả năng thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn.

3. Văn bản thông báo người có liên quan theo điểm c khoản 1 Điều này bao gồm nội dung sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, của doanh nghiệp mà họ có sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;

b) Tên, mã số doanh nghiệp địa chỉ trụ sở chính, của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần hoặc phần vốn góp trên 10% vốn điều lệ.

4. Việc kê khai quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này phải được thực hiện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát sinh hoặc thay đổi lợi ích liên quan. Công ty phải tập hợp và cập nhật danh sách những người có liên quan của công ty và các giao dịch của họ với công ty. Danh sách này phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty. Thành viên, người quản lý, Kiểm soát viên của công ty và người đại diện theo ủy quyền của họ có quyền xem, trích lục và sao một phần hoặc toàn bộ nội dung thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này trong giờ làm việc theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Chuyên viên: Nguyễn Thị Bích Vân – Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *