Bên bán nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc có phải bồi thường cho bên mua không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào công ty xin giấy phép, tôi có mua một căn nhà ở Bình Dương trị giá hơn 01 tỷ. Hai bên có thỏa thuận về việc mua bán chuyển nhượng này, và trước đó tôi đã đặt cọc cho bên bán là 200 triệu đồng. Và sắp tới đây ngày 25/11 này sẽ ký kết hợp đồng chính thức.

Tuy nhiên, không biết vì lí do gì mà bên bán nhà cho tôi không muốn bán nữa mà lại muốn trả lại cọc. Vậy cho hỏi, theo quy định của pháp luật hiện hành quyền lợi của tôi sẽ được bảo đảm như thế nào?

Mong sớm nhận được thư tư vấn của công ty. Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của .

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về đặt cọc:

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành không quy định về hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay là phải lập thành văn bản. Do đó, việc đặt cọc 200 triệu của bạn cho bên chuyển nhượng vẫn có hiệu lực pháp luật và quyền lợi của bạn vẫn được bảo vệ.

Như thông tin bạn cung cấp, bạn không nói rõ là bạn và bên chuyển nhượng nhà cho bạn có viết văn bản đặt cọc không và nội dung đặt cọc như thế nào, do đó, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:

Trường hợp thứ nhất, trong hợp đồng đặt cọc (hoặc lúc đặt cọc có người làm chứng hoặc có bằng chứng) có nêu rõ nếu một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc phải bồi thường hoặc phải thực việc một công việc nào đó nhưng không trái quy định pháp luật cũng như không trái đạo đức thì lúc này, trong hợp đồng thỏa thuận như thế nào thì bên nhận chuyển nhượng (bên bán nhà cho bạn) sẽ phải thực hiện đúng như thỏa thuận.

Trường hợp thứ hai, nếu hai bên không có thỏa thuận trong hợp đồng thì căn cứ theo quy định của pháp luật, nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, tức là bên nhận đặt cọc phải trả cho bạn tiền cọc là 200 triệu đồng cộng với số tiền tương ứng với số tiền đặt cọc khoảng 200 triệu đồng hoặc có thể nhiều hơn hoặc ít hơn do hai bên thỏa thuận với nhau nếu bạn đồng ý việc thỏa thuận đó.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *