Công sản – thông tin

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Ở nước ta, người ta nói nhiều về tệ nạn “cát cứ thông tin”, cái của chung quý giá của xã hội không được lưu thông, mà bị “chiếm dụng” và giam hãm.

– Capitalism 3.0: A quide to reclaiming the commons of Peter Barnes được nhà xuất bản trẻ xuất bản cuối năm 2007 là một cuốn sách lý thú. Bản gốc có thể tải về từ http://onthecommons.org/files/capital-ism_3.0_Peter_Barnes.pdf. Công sản trong tiếng Việt thường được hiểu là tài sản công (public property), thậm chí hẹp hơn là tài sản của Nhà nước. Còn công sản (commons) trong cuốn sách này được hiểu là tài sản chung, là những tạo phẩm của thiên nhiên và xã hội mà chúng ta cùng thừa kế và có bổn phận giữ gìn cho con cháu như: bầu khí quyển, sông ngòi, hệ thống đường sá công, hệ thống luật pháp, mạng Intemet, thông tin, tri thức khoa học… Trong tiếng Anh nghĩa gốc của từ này là , bãi cỏ của một làng. Và nếu những người chăn thả gia súc của làng đó ai cũng nghĩ rằng bãi cỏ chung là “của chùa” và cố để gia súc của mình gặm càng nhiều cỏ càng tốt, thì bãi cỏ mau chóng tan hoang.

>>

Các nhà kinh tế học gọi hiện tượng như vậy là thảm kịch “commons”. Nó đúng với mọi hàng hoá công hữu hình, như không khí, nguồn nước, số thú trong một khu rừng mà một hội săn bắn nào đó có quyền săn bắn, và tất nhiên với các tài sản của “tập thể” như của hợp tác xã, hay tài sản của Nhà nước (của toàn dân). Tại các nước phát triển, các hội săn (không phải Nhà nước) có quy định rõ ràng, mùa nào, khi nào chỉ được săn loại thú nào với số lương bao nhiêu, đừng để xảy ra thảm kịch. Để tránh thảm kịch, việc phân định “quyền sở hữu” là một giải pháp hiệu quả. Cái gì cũng phải có chủ và những người chủ có khuyến khích mạnh mẽ đe báo vệ tài sản, song quá thiên về “sở hữu” cũng dẫn đến việc các Công ty tư nhân, và các Nhà nước “chiếm đoạt” các công sản đó, dẫn đến việc họ quản lý không tốt và nhiều khi “tàn phá” chúng, gây hậu quả nghiêm trọng cho những người khác và thế hệ mai sau. Có những thứ không ai có thể chiếm hữu được như bầu khí quyển, và vấn đề ô nhiễm môi trường (do các nhà máy dùng miễn phí công sản đó, thải vào nó các chất độc hại, gây ô nhiễm, gây ra sự nóng lên của trái đất). Giành lại công sản và tìm cách quản lý, sử dụng chúng hiệu quả cho bán thân sự tồn tại và phát triển của công sản, cho các đời sau là vấn đề nóng bỏng được cuốn sách đề cập.

Tiếp theo, chúng ta chỈ xem xét các loại công sản vô hình như hệ thống pháp luật, tri thức khoa học, thông tin. Khác với loại công sản hữu hình, có lẽ không có thảm kịch “commons” với loại công sản này. Càng nhiều người biết, càng nhiều người dùng, chúng không những không bị phá tan hoang, mà càng phát huy tác dụng, càng phong phú. Điều này đúng cả với những thông tin hữu ích lẫn thông tin độc hại! Đấy là một sự khác biệt về chất. Nguồn lực hữu hình luôn luôn hạn hẹp, khan hiếm kể cả bầu khí quyển. Còn không có giới hạn nào cho các công sản vô hình, chúng có thể được bổ sung, bồi đắp thêm bởi mỗi người dùng, bởi mỗi tổ chức và bởi sự tương tác trao đổi giữa họ. Quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ cũng phải được nhìn nhận lại. Không có các quyền này thì không có khuyến khích vật chất (có chắc hẳn thế không cho sự sáng tạo làm phong phú hơn cho công sản loại này. Nên có cách nhìn cân đối hơn về những khuyến khích vật chất và những khuyến khích khác, về loại công sản này. Và có vô số các cộng đồng đang hoạt động trên thế giới, và cả ở nước ta, để xem xét vấn đề, mà điển hình là các cộng đồng nguồn mở của giới công nghệ thông tin.

Ở nước ta, người ta nói nhiều về tệ nạn “cát cứ thông tin”, cái của chung quý giá của xã hội không được lưu thông, mà bị “chiếm dụng”, bị “giam hãm” không để cho những người khác hay cơ quan khác có cơ hội tiếp cận, sứ dụng, hay bổ sung, làm giàu chúng vì vô số lý do. Vì các quy định bảo mật của một thời có thể đã là cần thiết nhưng nay đã lạc hậu, vì quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin chưa có, vì thông tin là quyền lực, là tiền, vì… Hãy thử ngó những kẻ ém nhẹm thông tin quy hoạch giàu nhanh lên như thế nào. Hãy thử xem các báo, các phóng viên động vào những thông tin “nhạy cảm” với ai đó nhưng hoàn toàn không thuộc bí mật Nhà nước, đã và đang bị đối xử ra sao. Đấy là sự lạm dụng quyền lực, là tham nhũng, là sự lãng phí khủng khiếp. Thông tin không được dùng, không được bổ sung, không được chắt lọc, không được làm phong phú thêm, thì giống như mớ rau rất mau bị héo, bị ôi, bị thối và không còn mấy giá trị. Chính vì thế phải tìm cách giành lại loại công sản này để xã hội có thể sử dụng chúng hiệu quả hơn, để chúng được làm giàu thêm cho các thế hệ mai sau. Phải rà soát lại những quy định về bảo mật, quy định lại một cách rõ ràng và tất cả mọi thông tin khác phải để cho tất cả mọi người được quyền tiếp cận, được quyền bố sung, được quyền làm giàu chúng. Một bộ luật về quyền được thông tin của người dân có thể là một bước tích cực để xã hội giành lại công sản thông tin.

TS. Nguyễn Quang A

Nguồn:  Sài gòn tiếp thị

 (: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm  hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *