Công an được giữ phương tiện gây tai nạn giao thông trong bao lâu?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Phương tiện giao thông là phương tiện đi lại quan trọng thậm trí là công cụ kiếm kế sinh nhai của nhiều người dân. Khi xảy ra tai nạn thì cảnh sát giao thông phải tạm giữ phương tiện phục vụ quá trình điều tra xác minh nguyên nhân vụ tai nạn. Vậy, CSGT được giữ phương tiện bao lâu ?

Mục lục bài viết

1. Công an được giữ phương tiện gây tai nạn giao thông trong bao lâu ?

Thưa luật sư, Tôi muốn biết theo quy định của pháp luật hiện nay thì Công an được giữ phương tiện gây tai nạn giao thông trong bao lâu? Cảm ơn!

Công an được giữ phương tiện gây tai nạn giao thông trong bao lâu ?

Luật sư tư vấn luật Giao thông đường bộ trực tuyến

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo quy định của thì cơ quan công an chỉ có thể giữ phương tiện gây tai nạn trong vòng 7 ngày; trong trường hợp phức tạp có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày. .

Khi người tham gia giao thông gây ra tai nạn sẽ bị công an giữ phương tiện giao thông. Trong nhiều trường hợp, do thiếu hiểu biết pháp luật mà người có phương tiện bị tạm giữ không bảo vệ được quyền lợi của mình công an được quyền giữ phương tiện và quyền lợi của người có phương tiện bị tạm giữ.

Đối với các hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội mà sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 260 .

266

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo khoản 8 Điều 125 quy định:

“8.Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện , giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.

Như vậy, theo quy định thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đến thời điểm này là hai tháng kể từ ngày bị tạm giữ và bạn cũng đã đóng phạt xong, bồi thường xong nên việc cơ quan công an giữ xe của bạn là chưa đúng quy định pháp luật.

Trường hợp thời hạn giữ xe đã quá thời hạn theo quy định và bạn đã thực hiện nghĩa vụ nộp phạt hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà cơ quan công an vẫn chưa trả lại xe, thì bạn có thể làm đơn gửi khiếu nại lên cơ quan công an đang giải quyết hồ sơ vụ việc để yêu cầu xem xét, giải quyết việc trả lại xe cho mình theo luật định.

Nếu không được giải quyết đúng thời hạn bạn có quyền khởi kiện hành chính về hành vi hành chính của cơ quan công an tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của

>> Tham khảo thêm:

2. Tư vấn trường hợp tai nạn giao thông gấy chết người ?

Hai xe máy điều khiển ngược chiều nhau xảy ra tai nạn giao thông vào khoảng 17h , bên B có chút nồng độ cồn, khi xảy ra tai nạn bên A bỏ đi tự thú , mà không đưa bên B đi bệnh viện, gần 2 tiếng sau bên B được người dân đưa vào bệnh viện, khoảng 20 phút sau bên B chết. Bên B chết vào khoảng 19h30′. Vậy cho hỏi bên A có phải chịu trách nhiệm hình sự hay chịu trách nhiệm gì không ạ? Nếu như bên A kịp thời đưa bên B đi cấp cứu thì bên B chắc sẽ không xảy ra tình trạng xấu đến vậy.

Nhờ luật sư tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn.

– Trịnh Thảo Nguyên

Luật sư Lê Minh Trường trả lời VOV2 về hành vi bỏ chạy khi gây tai nạn giao thông

3. Yêu cầu công an dựng lại hiện trường được không ?

Vu tai nạn giao thông đã xảy ra cách đây 11 tháng, bên gây tai nạn đi xe máy tông vào sau người đi xe đạp. Hai người là người cùng thôn với nhau. Người đi xe máy đồng ý thỏa thuận bồi thường cho người đi xe đạp nên không gọi công an nhưng sau đó bên gây tai nạn lật lọng. Hiện người bị hại sống thực vật nhưng không được quan tâm, vậy nên làm đơn thế nào để nhờ công an dựng lại hiện trường để điều tra.

– Đặng Phước

>> Xem thêm:

4. Tai Nạn Giao Thông khi đang làm tại công ty ?

Thưa luật sư, Anh trai tôi là tài xế đang trong quá trình kí hợp đồng thử việc 6 tháng với công ty X. Trong quá trình chở hàng cho công ty ở ngoại thành thành phố, thì xe vấp phải ổ voi nên dẫn tới việc bị mất lái và mất phanh dẫn đến vụ việc là đâm vào một em học sinh đang đi học về (lúc đó hộp đen trong xe ô tô là 45km/h).

Sau khi xảy ra tai nạn anh trai tôi đã kịp thời gọi xe taxi và tri hô người dân đến để đưa người bị hại đến bệnh viện gần nhất. Trong quá trình người bệnh đang điều trị tại bệnh viện thì vì hoàn cảnh khó khăn nhà đơn chiếc nên anh trai tôi có xin nghỉ làm ở công ty để chăm sóc người bệnh nhưng không được công ty đó chấp nhận. Hơn thế nữa anh trai tôi còn nhận được thông báo là vụ việc gây tai nạn vừa qua anh trai tôi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm , về phía công ty thì không liên quan gì , còn tiền bảo hiểm xe thì công ty sẽ được nhận toàn bộ và không chi trả cho anh trai tôi. Từ lúc nhân viên của công ty mình gây tai nạn thì công ty đó chưa hề có 1 lần nào tiếp xúc với người bị tai nạn hay người nhà cả vậy qua đây tôi cũng xin nhờ quý luật sư tư vấn giúp cho anh trai của tôi liệu xem anh trai của tôi có bị truy tố trách nhiệm hình sự hay mức phí bồi thường ai sẽ chịu.

– Hồ Quang

>> Tham khảo thêm:

5. Xử lý thế nào khi tai nạn giao thông do lỗi của cả hai bên ?

Thưa Luật sư, con tôi điều khiển xe may đi trên phần đường theo quy định, đến ngã ba thì có người băng qua đường trong tình trạng say rượu va 2 xe máy đụng vào nhau, nhưng con tôi chưa có bằng lái, và khoảng cách nơi gây tai nạn với ngã ba giao nhau khoang 10m, như vậy sẽ xử lý như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: P.T.H

Xử lý thế nào khi tai nạn giao thông do lỗi của cả hai bên ?

, gọi số:

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Điều 8 quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau :

“8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.”.

Như vậy, trong trường hợp này, con bạn có lỗi vì tham gia giao thông không có giấy phép lái xe. Người băng qua đường kia có lỗi hay không phụ thuộc vào nồng độ cồn đo được tại thời điểm đó. Nếu trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở thì người đó cũng có lỗi trong việc gây ra tai nạn.

Về trách nhiệm dân sự: Nếu cả 2 bên đều có lỗi trong việc gây ra tai nạn thì 2 bên chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 601 cụ thể :

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”

Mặt khác nếu cả hai bên đều có lỗi thì cũng cần tuân theo quy định tại Khoản 4 Điều 585 , cụ thể là :

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.”

Trong trường hợp này, trách nhiệm dân sự sẽ tuân theo các quy định trên đây.

Về trách nhiệm hành chính :

Con bạn điều khiển xe mô tô không có bằng lái do đó, theo khoản 5 Điều 21 thì

“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”

– Hai thanh niên kia uống rượu bia điều khiển xe mô tô, do đó, theo Điều 6 Nghị định này thì họ có thể bị xử phạt hành chính như sau:

“6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.”

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máu (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (Điều 12)

>> Tham khảo thêm nội dung:

6. Nhận lại phương tiện bị tạm giữ sau tai nạn giao thông ?

Kính chào Luật Minh Khê, em có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Bố em vừa rồi điều khiển xe máy và trên đường có va chạm với xe oto, bố em bị ngã, chẩn đoán là bị nứt xương sườn số 04. Trong quá trình đó, công an có của 2 bên, bên điều khiển oto có cầm giấy, Đề nghị gia đình em ký xác nhận để có thể lấy xe oto do công an đang tạm giữ và bồi thường tạm thời 1 triệu đồng cho gia đình em (do mẹ em đề nghị được hỗ trợ vì lúc đó bố em phải nhập viện cấp cứu). Trong thời gian nhập viện, bên điều khiển ô tô liên tục gọi điện, yêu cầu ký giấy xác nhận từ bên bố em để được nhận xe, gia đình em có đề nghị đợi bố xuất viện sẽ lên công an làm thủ tục. Đến ngày bố em xuất viện, vì vẫn bị ảnh hưởng từ tai nạn nên việc di chuyển vẫn còn khó khăn, vì thế mẹ em thay mặt bố lên làm để nhận xe từ 2 bên.

Nhưng công an đã trả xe cho bên phía ô tô & không đồng ý cho mẹ em làm thủ tục nhận lại xe, mà yêu cầu bố em phải trực tiếp lên. Tuy nhiên, việc di chuyển của bố em vẫn chưa được tốt. Vậy, luật sư cho em hỏi:

1/ Xe mô tô bố em điều khiển là xe được mua lại (có giấy tờ xe do chủ sở hữu xe cũ), bố em không phải là người trực tiếp đứng tên sở hữu xe thì có thể nhận lại xe được không?

2/ Trong thời gian công an tạm giữ xe, bố em có phải chi trả cho việc tạm giữ phương tiện này không?

3/ Khi tai nạn xảy ra, bố em được chuyển đi cấp cứu, mẹ em đến công an làm thủ tục, công an chỉ khăng khăng nói bố em say và gây ra tai nạn, vậy làm sao để có thể chứng minh lời nói của công an là không có căn cứ?

Em xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Xin giấy phép! Em rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư! Người gửi: Thanh Tâm

>> :

Trả lời

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1/ Xe mô tô bố bạn điều khiển là xe được mua lại (có giấy tờ xe do chủ sở hữu xe cũ), bố em không phải là người trực tiếp đứng tên sở hữu xe thì có thể nhận lại xe được không?

Để có thể nhận lại xe, bố bạn cần có các giấy tờ chứng minh mình là chủ sở hữu xe. Có hai cách giải quyết như sau:

Bố bạn cần phải xuất trình Giấy đăng ký xe (chưa sang tên bạn), chứng từ chuyển nhượng của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và chứng từ chuyển nhượng của người bán cuối cùng, để chứng minh hiện tại bạn là chủ xe. Đồng thời, bạn cũng cần phải tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ, như vậy mới có đủ căn cứ để cảnh sát giao thông trả xe cho bố bạn. Trong trường hợp bố bạn không có giấy tờ chuyển nhượng thì bạn cần phải liên hệ với người đứng tên trong Giấy đăng ký xe để xác nhận việc đã bán xe cho bạn.

Trong trường hợp bạn không có giấy tờ chuyển nhượng thì bạn cũng có thể làm thủ tục sang tên đổi chủ theo quy định tại Điều 24. Sau đó, xin nhận lại xe.

2/ Trong thời gian công an tạm giữ xe, bố bạn có phải chi trả cho việc tạm giữ phương tiện này không?

quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính có quy định như sau:

“Điều 9. Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu

1. Người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

2. Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.”

Căn cứ theo quy định này thì cơ quan thụ lý vụ việc của bố bạn sẽ có trách nhiệm quản lý, bảo quản, theo đó bố bạn sẽ không phải trả phí cho việc tạm giữ phương tiện này.

3/ Khi tai nạn xảy ra, bố em được chuyển đi cấp cứu, mẹ em đến công an làm thủ tục, công an chỉ khăng khăng nói bố bạn say và gây ra tai nạn, vậy làm sao để có thể chứng minh lời nói của công an là không có căn cứ?

Căn cứ tại Điều 3 số Quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Điều 3. Những trường hợp xét nghiệm nồng độ cồn trong máu

1. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

2. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

3. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

4. Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.”

Điều 5 của Thông tư này quy định:

Điều 5. Quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu

1. Cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu (sau đây viết tắt là cơ sở xét nghiệm) tiếp nhận người được xét nghiệm quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này, kiểm tra phiếu xét nghiệm theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và chuyển đến cán bộ thực hiện xét nghiệm. Trường hợp người được xét nghiệm quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 3 Thông tư liên tịch này thì phải có thêm phiếu yêu cầu xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của cán bộ Công an theo mẫu số 02 ban hành kèm Thông tư liên tịch này.

2. Cán bộ xét nghiệm thực hiện xét nghiệm theo đúng quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

3. Cơ sở xét nghiệm cung cấp kết quả xét nghiệm theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này cho cán bộ, cơ quan Công an đã yêu cầu xét nghiệm, sau đó thông báo kết quả xét nghiệm cho người xét nghiệm theo quy định về hồ sơ bệnh án; cung cấp cho Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật (nếu có yêu cầu) và lưu kết quả xét nghiệm theo quy định.”

Để chứng minh bố bạn say và gây tai nạn, công an cần phải đưa ra được kết quả xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của bố bạn theo đúng quy trình quy định tại Điều 5 số Quy định về xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Trong trường hợp không đưa ra được kết quả xét nghiệm này thì việc công an nói bố bạn say và gây tai nạn là không có căn cứ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *