Bị chấm dứt hợp đồng lao động khi nghỉ việc hưởng thai sản có đúng không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư của công ty xin giấy phép, tôi có thắc mắc muốn nhờ Luật sư giải đáp: Tôi làm việc tai trung tâm y tế của huyện. Thời gian đầu vào nhận việc,tôi ký hợp đồng thử việc và được phân công làm ở trạm y tế xã 3 tháng từ ngày 10/9/2015 đến ngày 31/12/2015.

Sau khi hết thời gian thử việc, đến ngày 1/1/2016 tôi được trung tâm gọi lên ký hợp đồng 1năm, thời hạn của hợp đồng tính từ ngày 1/1/2016 đến hết ngày 31/12/2016, hưởng 85% mức lương căn bản, không phụ cấp. Sau khi hết hợp đồng 1năm, tôi được ký tiếp một hợp đồng xác định thời hạn nữa là 3 năm từ ngày 1/1/2017 đến hết ngày 31/12/2019, vẫn hưởng 85% lương và tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ. Hiện tại, tôi đang mang thai tháng thứ 7, ngày dự sinh là ngày 1/10/2018, thời gian hậu sản là 6 tháng, vậy theo quy định thì tới ngày 1/4/2019 khi hết thời gian nghỉ , tôi sẽ quay trở lại làm việc. Theo hợp đồng đã ký thì đến ngày 31/12/2019 tôi mới hết hợp đồng. Nhưng trung tâm y tế bảo tôi chưa vào biên chế, hợp đồng làm việc hiện tại không phải là hợp đồng không xác định thời hạn nên nếu nghỉ hậu sản thì tôi sẽ bị cắt hợp đồng làm việc, như vậy có đúng với quy định của luật lao động không? Nếu như trung tâm y tế làm sai luật thì tôi phải tới cơ quan nào để nhờ can thiệp ?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Xin giấy phép!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục xin giấy phép.

>> Luật sư tư vấn về chế độ , gọi:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Thứ nhất, hiện tại chị đang ký với trung tâm y tế huyện là loại hợp đồng xác định thời hạn với thời hạn cụ thể là 36 tháng theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 22.

Hơn nữa, theo quy định tại khoản 1, điểm b khoản 4 Điều 18 và Điều 157 bộ luật lao động 2012 quy định về quyền của người lao động,cụ thể:

Điều 18: Quyền của người lao động

1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.

4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a) Đang hưởng lương hưu;

b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

Điều 157. Nghỉ thai sản

Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian , lao động nữ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Như vậy, việc chị tham gia vào quan hệ lao động và ký hợp đồng lao động thì chị được hưởng các quyền của người lao động trong đó có quyền nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản.

Sau khi chị kết thúc thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản là 6 tháng, chị sẽ phải quay trở lại làm việc theo thời hạn của hợp đồng đã ký. Người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm nhận lại người lao động và đảm bảo việc làm cũ khi lao động nữ trở lại làm việc khi hết thời hạn nghỉ thai sản. Nội dung này được cụ thể tại Điều 158 Bộ luật lao động 2012:

Điều 158. Bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản

Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Việc trung tâm y tế trả lời chị là vì chị đang ký hợp đồng xác định thời hạn chứ không phải là nên nếu chị nghỉ hưởng chế độ thai sản, chị sẽ bị cắt hợp đồng là không có căn cứ pháp lý, vi phạm quy định về bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản.

Hơn nữa, về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động đang trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản và đồng thời người sử dụng lao động cũng không được lấy lý do người lao động đang mang thai, nghỉ thai sản để sa thải hay chấm dứt hợp đồng lao động với chị. Trường hợp này, chị có thể căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 39, khoản 3 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012, cụ thể:

Điều 39. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này.

4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

Điều 155. Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ

3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố , mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

Như vậy, nếu trung tâm y tế lấy lý do chị chưa được ký hợp đồng không xác định thời hạn mà nghỉ thai sản thì bị cắt hợp đồng là hành vi đơn phương chấm dứt trái quy định của pháp luật. Để bảo vệ quyền lợi cho mình, trước hết chị có thể chọn cách nói chuyện trực tiếp với bên trung tâm y tế chỗ chị làm việc để 2 bên thỏa thuận giải quyết vấn đề của chị. Nếu bên trung tâm y tế vẫn nhất quyết chấm dứt hợp đồng lao động với chị thì chị có thể gửi lên Phòng lao động thương binh xã hội hoặc gửi ra tòa án nhân dân cấp quận( huyện) nơi trung tâm y tế đặt địa chỉ trụ sở để yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho mình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội – Công ty luật

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *