Con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế của cha để lại không?

Chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Tôi có quan hệ ngoài luồng, không đăng ký kết hôn với một người và chúng tôi có một con chung 8 tuổi. Tôi không yêu cầu anh ấy nuôi dưỡng hay cấp dưỡng gì cho mẹ con tôi.

Mục lục bài viết

1. Con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế của cha để lại không?

Chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Tôi có quan hệ ngoài luồng, không đăng ký kết hôn với một người và chúng tôi có một con chung 8 tuổi. Tôi không yêu cầu anh ấy nuôi dưỡng hay cấp dưỡng gì cho mẹ con tôi. Tuy nhiên, bố của con trai tôi đã chết, có để lại di chúc, trong di chúc thì phần tài sản 2 tỷ của chồng tôi chia cho vợ và 3 cong chung của anh ấy. Mặc dù khi còn sống anh ấy có hứa sẽ chia một phần tài sản cho con của chúng tôi. Tôi có đến tận nhà của anh ấy và nói chuyện với vợ và con hợp pháp của anh ấy và yêu cầu chia một phần tài sản cho con của tôi. Tôi làm như vậy có đúng không, vì tôi cũng chỉ muốn lấy lại quyền lợi của con mình ? Mong được luật sư hỗ trợ tư vấn. Cám ơn luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 651về người thừa kế theo pháp luật bao gồm:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Bộ luật dân sự năm 2015 không có quy định phân phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha để lại. Như vậy, nếu bạn có chứng cứ chứng minh( ví dụ như kết quả xét nghiệm ADN) chứng minh được quan hệ cha con thì con của bạn hoàn toàn được thừa hưởng di sản thừa kế của cha để lại theo hàng thừa kế thứ nhất.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 644 của về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Theo thông tin mà bạn cung cấp, thì người cha chết có để lại di chúc. Cụ thể trong di chúc để lại khối tài sản là 2 tỷ đồng cho vợ và 3 người con trai, không có nội dung thừa kế của con bạn. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định của pháp luật, con bạn thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên vẫn được hưởng di sản thừa kế bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật . Con bạn 8 tuổi( con chưa thành niên) nên hoàn toàn được hưởng di sản thừa kế của cha theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình thì bạn có quyền viết đơn khởi kiện, kèm theo chứng cứ chứng minh quan hệ huyết thông cha con yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi của con mình.

Tòa án có thẩm quyền là tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng của bạn cư trú cuối cùng trước khi chết.

2. Uỷ quyền cho mẹ với trường hợp con ngoài giá thú ?

Xin luật sư cho tôi hỏi thăm : tôi có một đứa con ngoài hôn thú với một người đàn ông đã có gia đình và năm nay cháu được 17 tuổii và có đăng ký khai sinh tên cha. Tôi kết hôn với người nước ngoai và muốn đem con theo cùng. Tôi có nhờ cha bé làm giấy cam kết đồng ý cho con tôi theo mẹ đi nước ngoài nhưng ông ấy không trả lời và không muốn liên lạc tôi ?Tôi biết phải làm sao xin nhờ luật sư tư vấn.

3. Có con ngoài giá thú với người đã có vợ có được hưởng quyền lợi gì không ?

Chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc về sự việc như sau : tôi có quen 1 người và đã có thai với anh ta gần 7tháng nhưng chuyện đổ vỡ thì biết ra thì anh ta đã có vợ con. Nhưng trước đó a ta đã lừa tôi nói chưa lập gia đình cho nên tôi mới quen,rồi chuyện như thế anh ta lại chối bỏ trách nhiệm và không nhận con. Theo luật sư anh ta có bị xử phạt hay không ? Tôi có bị xử phạt hay không ? Con tôi có được quyền cấp dưỡng hay không ? Cảm ơn!

4. Xin Luật sư giúp em về câu hỏi có con ngoài giá thú với người Úc ?

Thưa luật sư, em và bạn trai người úc sinh sống với nhau như vợ chồng tại việt nam và em có thai. Nhưng anh ấy không có trách nhiệm với con em, uống nhiều bia rượu, hút cần sa và đã quen một cô gái khác khi em ra đi. Luật sư cho em hỏi nếu sau này con em có được chính phủ úc bảo vệ và được đi úc không ? Nếu em có đầy đủ giấy xác nhận adn và thông tin của cha đứa bé. Em cảm ơn luật sư rất nhiều, hiện em đang trong hoàn cảnh rất khó khăn, xin hãy giúp em.

5. Không chu cấp cho con ngoài giá thú có bị khởi kiện không ?

Thưa Luật sư! Tôi và chồng có hai con gái. Chồng tôi quan hệ ngoài luồng có lẽ là có con ngoài giá thú. Có lẽ là bởi người đàn bà được cho là sinh con cho chồng tôi cũng đang có chồng và con trai 14 tuổi. Hiện tại, hai người theo như chồng tôi nói là hai người họ không còn đi lại nhau nữa và chồng tôi cũng không còn chu cấp vì phần cũng không chắc là con mình. Bản thân cô ta cũng chỉ muốn chồng tôi chu cấp và quan hệ trong vòng bí mật, không muốn bỏ chồng…. – Hai người đó mâu thuẫn và kết quả cô ta đến nhà tôi quấy rối, đồng thời nhắn tin, gọi điện cho tôi ….làm gia đình tôi vô cùng nặng nề, hai con toi buồn bã học hành giảm sút… vậy theo luật sư thì : 1/ Chồng tôi có bị kiện không nếu đúng là con chồng tôi mà không chu cấp 2/ Cậu bé hiện tại là trên giấy khai sinh là con của chồng cô ta, vậy chồng tôi mà nhận lại con thì chồng cô ta phải tự nguyên từ bỏ quyền làm cha có phải không (cô ta không muốn bỏ chồng) – Thực lòng mà nói tôi không muốn cậu bé có cuộc sống bị đảo lộn. NHưng người đàn bà kia với đòi hỏi không được đáp ứng làm cho gia đình tôi vô cùng mệt mỏi 3/ Tôi có thể kiện cô ta tội ngoại tình được không ? Nếu đúng cậu bé là con chồng tôi thì cũng là bằng chứng cho tội ngoại tình. Xin trân thành cảm ơn, Luật sư!

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 1, điều 107 :

Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng đặt ra đối với cha, mẹ và con. Theo đó như bạn đã trình bày ” Cậu bé hiện tại là trên giấy khai sinh là con của chồng cô ta” như vậy trên pháp luật thì bố cậu bé là người chồng của cô gái ngoại tình với chồng bạn nên để có thể khởi kiện chồng bạn không cấp dưỡng cho cậu bé đó thì buộc cô gái đã ngoại tình với chồng bạn phải chứng minh trước Tòa án đó là bố của con trai cô ấy. Trong trường hợp xác định được chồng bạn là cha của đứa bé con cô gái đó thì nghĩa vụ cấp dưỡng cho cậu bé mới được đặt ra đối với chồng bạn.

Về câu hỏi thứ hai của bạn:

Do trên giấy khai sinh của cậu bé có ghi người cha là người chồng của cô gái ngoại tình với chồng bạn nên trong trường hợp chồng bạn muốn nhận lại con thì chồng bạn phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xác định là cha của cậu bé. Căn cứ vào quy định tại khoản 1, điều 89 Luật hôn nhân và gia đình 2014

Điều 89. Xác định con

1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình.

Như vậy theo quy định trên thì chồng bạn sẽ gửi đơn yêu cầu đến Tòa án xác định cậu bé đó là con trai mình nếu Tòa án ra quyết định xác định cậu bé là con chồng bạn thì Tòa án sẽ gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch và sẽ thay đổi tên người cha cho cậu bé. Và tại thời điểm thay đổi tên người cha trong giấy khai sinh của cậu bé thì chồng của cô gái đã ngoại tình với chồng bạn mới có không là cha của cậu bé trên pháp luật. Vậy, nếu chồng bạn muốn nhận lại con thì dù chồng cô gái ngoại tình với chồng bạn có tự nguyện từ bỏ quyền làm cha thì trên pháp luật chồng cô gái ngoại tình với chồng bạn và cậu bé con của cô gái đó vẫn là cha, con.

Về vấn đề khởi kiện:

Theo quy định tại điểm c, khoản 2, điều 5 của Luật hôn nhân gia đình 2014:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

2. Cấm các hành vi sau đây:

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Chồng bạn với cô gái kia ngoại tình và cô gái đó cũng đã có gia đình, đối chiếu với quy định trên thì hai người đã vi phạm vào quy định cấm của pháp luật hôn nhân và gia đình. Và để ngăn chặn hoặc xử lý đối với những người có hành vi này thì pháp luật quy định người có quyền nghĩa vụ liên quan hoặc cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có quyền:

Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Như vậy, bạn có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc cơ quan khác có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, cụ thể trong trường hợp này là cô gái ngoại tình với chồng bạn hoặc có thể là chồng bạn. Trong đơn yêu cầu thì bạn cũng cần phải có chứng cứ chứng minh được rằng yêu cầu của bạn là có căn cứ.

6. Người nước ngoài muốn đòi quyền nuôi con ngoài giá thú?

Thưa luật sư, mong luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau: Có một người nước ngoài là nam giới, quốc tịch Australia (anh A), có con trai ngoài giá thú với một phụ nữ Việt nam (chị B), nay muốn giành quyền nuôi con thì phải làm thế nào? Được biết họ đã hẹn hò được 4 năm và chị B đó đã kết hôn với một người đàn ông Việt Nam nhiều năm. Anh A có kết quả xét nghiệm DNA chứng minh 100% đó là con mình nhưng không có tên trong giấy khai sinh của con. Anh A đã gửi rất nhiều tiền để chị B nuôi dưỡng, chăm sóc con nhưng bé không được mẹ chăm sóc tốt, thường xuyên ốm. Khi anh A chất vấn chị B thì chị B nói là anh A có thể mang con đi, nhưng hôm sau lại đổi ý và nói là anh A sẽ không bao giờ được thấy con nữa. Bé trai 18 tháng tuổi, chị B đã bỏ con đi 5 ngày để tiệc tùng (thông tin từ Facebook) và để cho người giúp việc chăm sóc con. Bé không quấn mẹ, khi nó khóc nó nhào đến người giúp việc. Xin hỏi có cách nào để anh A có thể giành lại quyền nuôi con không? Xin cảm ơn!

Người nước ngoài muốn đòi quyền nuôi con ngoài giá thú?

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến công ty Luật Xingiayphep, căn cứ vào thông tin bạn cung cấp xin tư vấn như sau:

Đối với trường hợp này trước tiên anh A phải làm thủ tục xác nhận cha con với con của anh A.

của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình quy định về điều kiện nhận cha, mẹ, con như sau:

” Điều 30. Điều kiện nhận cha, mẹ, con

1. Việc nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa công dân Việt Nam với nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít nhất một bên thường trú tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này chỉ được thực hiện nếu bên nhận và bên được nhận đều còn sống vào thời điểm nộp hồ sơ; việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp về việc nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp một hoặc cả hai bên không còn sống tại thời điểm nộp hồ sơ hoặc có tranh chấp về xác định cha, mẹ, con thì vụ việc do Tòa án giải quyết.

2. Trong trường hợp người được nhận là con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của mẹ hoặc cha, trừ trường hợp mẹ hoặc cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự. Nếu con chưa thành niên từ đủ chín tuổi trở lên thì việc nhận cha, mẹ, con phải có sự đồng ý của người con đó.

3. Con đã thành niên nhận cha không phải có sự đồng ý của mẹ, nhận mẹ không phải có sự đồng ý của cha.

4. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha thì mẹ làm thủ tục nhận cha cho con, nhận mẹ thì cha làm thủ tục cho con. Trường hợp con chưa thành niên nhận cha mà người mẹ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc nhận mẹ mà người cha đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ làm thủ tục nhận cha hoặc nhận mẹ cho con.”

Như vậy trong trường hợp của anh A nếu chị B không đồng ý cho anh A nhận lại con thì anh không thể tiến hành làm thủ tục nhận con như bình thường được, trong trường hợp này anh A phải làm đơn khởi kiện vụ án dân sự về việc xác nhận cha con đến Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Sau khi có quyết định xác nhận cho con của Tòa Án bạn sẽ có quyền và nghĩa vụ đối với con theo quy định của luật hôn nhân và gia đình, luật dân sự, và các văn bản pháp có liên quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 68 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau: ” 1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.”

Theo đó tại Điều 84 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.”

Như vậy trong trường hợp của bạn chị B hoàn toàn không có khả năng nuôi dạy được con vì vậy anh A có thể làm đơn ra tòa để đòi quyền nuôi con, và phải cung cấp đầy đủ căn cứ chứng minh chị B không có đủ điều kiện nuôi con và không quan tâm đến quan.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hôn nhân và gia đình – Công ty luật Minh KHuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *