Có giấy bãi nại có bị khởi tố hình sự nữa không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Giấy bãi nại, đơn xin bãi nại hoặc đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một văn bản pháp lý quan trọng của người bị hại trong vụ án hình sự có nhu cầu và nguyện vọng xin được giảm án, miễn án phạt cho người phạm tội gửi đến cơ quan tố tụng xem xét giải quyết:

Mục lục bài viết

1. Có có bị khởi tố hình sự nữa không?

Thưa luật sự, cho Em xin được hỏi trường hợp như sau: Có 4 người là A, B, C, D là nhân viên của công ty X. Được Công ty X giao nhiệm vụ bán mặt hàng đồng hồ trong trung tâm thương mại. Làm được 1 thời gian thì A rủ B, C, D lấy đồng hồ bán lấy tiền xài vì công ty X ít xuống kiểm tra hàng. Mỗi lần bán như vậy thì số tiền chia đều nhau. Tổng số tiền A, B, C, D bán mỗi người được 5 triệu đồng. Sau đó Công ty X phát hiện được và báo công an. Cả 4 người đều bị công an bắt và bị khởi tố về . Tổng số tiền công ty X yêu cầu A, B, C, D bồi thường thiệt hại là 150 triệu đồng. Cả 4 người đều đã bồi thường thiệt hại đầy đủ và phía Công ty X đã làm giấy bãi nại. Cho em hỏi 4 người đó có bị xét xử nữa không? Trong số đó còn có người đi học và cả 4 người đều lần đầu sai phạm, chưa có tiền án hình sự nào.

Em mong được tư vấn trường hợp trên, Em cám ơn!

Có giấy bãi nại có bị khởi tố hình sự nữa không?

, gọi ngay:

Trả lời:

Pháp luật quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại tại Điều 155 :

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 155 cũng có những quy định liên quan đến khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đó là:

+ Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Tuy nhiên, A, B, C, D bị khởi tố về tội không thuộc trường hợp theo quy định tại Điều 155 nêu trên, nên A, B, C, D vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự mặc dù công ty X đã có .

Theo quy định tại Điều 51 về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì:

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

m) Phạm tội do lạc hậu;

n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

r) Người phạm tội tự thú;

s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

x) Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Trường hợp của bạn đưa ra, 4 người phạm tội là A, B, C, D phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng; đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, có của bên bị thiệt hại do đó 4 người nãy sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định trên.

Trân trọng./.

>> Tham khảo ngay:

Khi có đơn bãi nại về hành vi trộm cắp tài sản thì xử phạt bao nhiêu năm tù?

2. Có được khởi tố vụ án hình sự khi có đơn bãi nại ?

Kính chào xin giấy phép, Luật sư cho con hỏi anh con và bạn của anh gây thương tích trên 30%. Gia đình con đã đền tiền cho nạn nhân. Họ cũng đã viết đơn bãi nại không truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy anh con và bạn anh có bị gì không ạ? Xin chân thành cảm ơn ạ!

:

Hành vi với tỷ lệ thương tật trên 30% có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 như sau:

Điều 134. Tội hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Phạm tội đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

g) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;

h) Có tổ chức;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

k) Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

m) Có tính chất côn đồ;

n) Tái phạm nguy hiểm;

o) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Theo đó, việc khởi tố vụ án hình sự với hành vi này được quy định tại Điều 155 như sau:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Như vậy, nếu hành vi của anh trai bạn vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 134 thì khi người bị hại không yêu cầu khởi tố hoặc đã rút yêu cầu khởi tố anh trai bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu thuộc quy định tại các khoản còn lại của Điều 134 thì khi xác minh được dấu hiệu tội phạm, có đủ căn cứ thì cơ quan điều tra vẫn có thể khởi tố vụ án hình sự với anh trai bạn mà không phụ thuộc vào việc có đơn rút yêu cầu khởi tố từ người bị hại.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Viết đơn bãi nại để lấy lại tài sản ?

Kính chào Công ty Xin giấy phép, Tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Gia đình tôi quê ở Kon Tum. Có trường hợp là người em trong nhà mới bị đâm chết ở vòng xoay dân chủ trong thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi vô nhận xác về thì phía bên nhà không có bất kì khiếu nại nào và cũng đã ghi đơn và kí là không khiếu nại.

Hôm nay gia đình tôi muốn vô Sài Gòn để lấy các vật dụng của em tôi về (như xe và điện thoại) bị công an thu giữ trong khi làm vụ án thì được biết Công an buộc bên tôi phải viết đơn bãi nại. Vậy xin hỏi viết đơn thì như thế nào?

Tôi chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Đơn bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện, có nghĩa là không còn thưa kiện nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi phạm tội nếu được bãi nại thì không bị xử lý hình sự.

Điều 155 2013 quy định về việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại. Bạn có thể viết đơn bãi nại theo mẫu dưới đây:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………………., ngày …. tháng … năm 20…

ĐƠN XIN BÃI NẠI

(Đối với………….. trong vụ án……………………………..)

Kính gửi: – Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện/quận……, công an tỉnh

– Viện kiểm sát nhân dân huyện/quận…., tỉnh…..

– Tòa án nhân dân huyện/quận….., tỉnh ……….

Tôi là ………………., sinh năm ……………. địa chỉ: ……………….., tôi là người bị hại trọng vụ án ……………………….do ông/bà………………………………gây ra đang được quý các cơ quan tiến hành Điều tra/Truy tố về tội………

Bằng văn bản này tôi xin bãi nại (rút toàn bộ các yêu cầu và đề nghị khởi tố vụ án nêu trên, khởi tố bị can đối với ông/bà………) và đề nghị quý các cơ quan tiến hành Đình chỉ Điều tra/Đình chỉ việc truy tố và giải quyết vụ án nêu trên, lý do xin rút như sau:

Chúng tôi đã thống nhất và thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại có liên quan đến vụ án này, Ông/bà……. sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã ăn năn, hối cải, khắc phục hậu quả và nhận thức được hành vi vi phạm của mình, mong muốn chuộc lại lỗi lầm và phấn đấu trở thành công dân tốt. Nhận thấy hành vi và nhận thức của ông/bà là thành khẩn, không nhất thiết phải trừng trị trước pháp luật hơn nữa việc gây nguy hại cho tôi là người bị hại cũng không lớn do đó không nhất thiết phải tiến hành điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội này.

Nay, tôi làm đơn này đề nghị Quý các cơ quan tiến hành việc đình chỉ điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án nêu trên.

Tôi làm đơn này trong điều kiện sức khỏe tốt, hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn, không bị bất kỳ sự cưỡng ép, đe dọa nào, việc làm đơn này là đúng với ý trí và nguyện vọng của tôi.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung của đơn này và những điều tôi đã cam kết, trình bày tại đơn này.

Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ, tên)

4. Làm đơn bãi nại thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không ?

Xin chào Xin giấy phép. Em trai tôi có mâu thuẫn và chém môt người, sau đó có đưa đi bệnh viện, công an cũng đã lấy lời khai hai bên. Phía gia đình tôi đã sang gặp xin lỗi gia đình bị hại và hòa giải hai bên. Bên bị hại có đưa ra yêu cầu bồi thường tiền viện phí và không khởi kiện. Trước đó, bên gia đình bị hại có làm đơn khiếu kiện và hứa sẽ làm đơn bãi nại.

Vậy tôi xin được tư vấn nếu hai bên đã thỏa thuận thương lượng được thì có vấn đề gì xảy ra nữa không ? Cần những giấy tờ thủ tục gì cho bên công an hay không ?

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi !

Làm đơn bãi nại thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không ?

Luật sư tư vấn

Theo quy định tại Điều 134 , hành vi chém người của em bạn là hành vi cố ý gây thương tích nhưng sau đó có đưa đi bệnh viện có thể coi đó là hành vi khắc phụ hậu quả do em bạn gây ra.

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp từ điểm a đến điểm k thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân: Làm chết 02 người trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Tỷ lệ tổn thương cơ thế được quy định theo . Vậy gia đình nhà bạn có sang giải hòa và bồi thường cho người bị hại để xin bãi nại. Mức bồi thường cho gia đình bị hại sẽ căn cứ vào Điều 590 quy định :

– Thứ nhất là cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, ….

– Thứ hai là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

– Thứ ba là chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Ngoài ra người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khoẻ của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Đơn bãi nại được hiểu là rút yêu cầu khởi kiện, có nghĩa là không còn thưa kiện nữa. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi phạm tội nếu được bãi nại là không bị xử lý hình sự. Theo Điều 155 quy định:

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại Khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Như vậy, nếu hành vi chém người của em bạn dưới 30% được quy định tại Khoản 1 Điều 134 thì khi gia đình bị hại rút yêu cầu khởi tố thì vụ án sẽ được đình chỉ. Nhưng nếu hành vi chém người của em bạn thuộc các khoản 2,3,4,5,6,7 Điều 134 thì gia đình bị hại có rút thì vụ án vẫn được tiến hành điều tra

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay tới số: để được giải đáp. Trân trọng./.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *