Có được ủy quyền cho người khác nhận hộ bảo hiểm xã hội một lần không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, tôi có chút thắc mắc như sau: Tôi đã nghỉ làm được hơn một năm và không đóng bảo hiểm nữa. Bây giờ tôi muốn rút bảo hiểm xã hội một lần nhưng không tự đi rút được thì có thể nhờ người khác nhận bảo hiểm hộ được không? Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời từ phía luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Bảo hiểm xã hội của

>>

Thưa luật sư, tôi có chút thắc mắc như sau: Tôi đã nghỉ làm được hơn một năm và không đóng bảo hiểm xã hội nữa. Bây giờ tôi muốn nhưng không tự đi rút được thì có thể nhờ người khác rút hộ bảo hiểm xã hội được không? Tôi xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời từ phía luật sư.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. :

Trước hết, bạn cần xem xét mình có đủ điều kiện để được hay không?

Về điều kiện hưởng được quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

“1. Người lao động quy định tại cac Khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.”

Nếu xem xét mình thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Ở đây bạn không tự đi nhận bảo hiểm được thì bạn có thể ủy quyền cho người khác nhận giúp. Vì căn cứ và Điều 18. Quyền của người lao động, tại Khoản 6 có quy định:

“6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.”

Về trách nhiệm nộp hồ sơ và nhận kết quả giải quyết khi bạn muốn ủy quyền cho người khác được quy đinh tại Khoản 4 Điều 3 của Quyết định số 636/QĐ-BHXH Về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các :

4. Việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hưởng BHXH, quy trình luân chuyển hồ sơ, lưu trữ hồ sơ hưởng BHXH thực hiện theo quy định hiện hành về tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN và lưu trữ hồ sơ BHXH.

Người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, người tham gia BHXH tự nguyện, người chờ đủ tuổi để hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng, người đề nghị hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN do thương tật, bệnh tật tái phát và thân nhân người lao động nêu trên có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Khi nhận kết quả giải quyết thì phải trực tiếp nhận, trường hợp không đến nhận trực tiếp thì phải có theo mẫu số 13-HSB hoặc hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật cho người đại diện hợp pháp của mình nhận kết quả giải quyết hưởng BHXH.”

Căn cứ vào quy định đó, khi bạn ủy quyền cho người khác nhận bảo hiểm xã hội thì phải có giấy phép ủy quyền theo mẫu số 13-HSB hoặc hợp đồng ủy quyền có công chứng.

Về hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại Điều 20 Quyết định số 636/QĐ-BHXH, tùy từng trường hợp thì sẽ có thêm một số loại giấy tờ. Tuy nhiên luôn phải có 2 loại giấy tờ sau:

– Sổ bảo hiểm xã hội.

– Đơn xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo mẫu 14-HSB (bản chính) và có chữ ký của bạn.

Bên cạnh đó, vì bạn ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ nên cần thêm một số giấy tờ sau:

– Giấy ủy quyền theo mẫu 13-HSB hoặc hợp đồng ủy quyền có công chứng.

– Sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ tạm trú của bạn (Bản sao có chứng thực).

– CMND của bạn (Bản sao có chứng thực).

CMND của người được ủy quyền (Bản chính).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *