Có được sử dụng cổ phần làm tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ không?

Thưa xin giấy phép, tôi là có dự định ký hợp đồng vay tiền với một cá nhân khác và sẽ sử dụng số cổ phần phổ thông của tôi tại Công ty A tương ứng với giá trị khoản vay để làm tài sản bảo đảm. Xin tư vấn giúp tô như vậy liệu có được không? Thủ tục nhận tài sản bảo đảm là cổ phần như thế nào?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

;

;

2. Luật sư tư vấn:

a. Điều kiện của tài sản bảo đảm

Căn cứ Điều 295 :

Điều 295. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.”

Như vậy điều kiện để tài sản được sử dụng làm tài sản bảo đảm theo pháp luật dân sự là tài sản phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và phải xác định được. Cổ phần của bạn trong Công ty A là tài sản thuộc quyền sở hữu của bạn (quyền sở hữu thể hiện qua cổ phiếu, sổ đăng ký cổ đông của Công ty) và xác định được giá trị nên có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm.

b. Quy trình nhận tài sản bảo đảm là cổ phần phổ thông trong công ty để thay thế nghĩa vụ trả nợ

Bên cho vay trong hợp đồng vay tài sản của bạn sẽ được quyền xử lý tài sản bảo đảm là cổ phần phổ thông của bạn trong Công ty A tương ứng với số tiền vay trong các trường hợp quy định tại Điều 299 :

Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”

Điều 300 quy định trước khi thực hiện xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo cho bên bảo đảm bằng văn bản trong một thời gian hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm. Về phương thức xử lý tài sản bảo đảm, hai Bên có quyền thỏa thuận lựa chọn một trong các phương thức quy định tại Điều 303 :

  • Bán đấu giá tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
  • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
  • Phương thức khác.

Trong trường hợp hai bên thỏa thuận áp dụng phương thức nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của bạn, hai bên sẽ phải tiến hành thủ tục chuyển nhượng cổ phần theo quy định pháp luật Doanh nghiệp.

Điểm d Khoản 1 Điều 114 quy định quyền của cổ đông phổ thông trong Công ty cổ phần:

Điều 114. Quyền của cổ đông phổ thông

d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này;

…”

Khoản 3 Điều 119 và Khoản 1 Điều 126 quy định như sau:

Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Điều 126. Chuyển nhượng cổ phần

1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

…”

Như vậy cần chia ra các trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Trong trường hợp bạn không phải cổ đông sáng lập của công ty và Điều lệ Công ty A không có hạn chế nào về việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông phổ thông, bạn sẽ có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho bên nhận bảo đảm. Hai bên tiến hành ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, đồng thời đề nghị Công ty A tiến hành cập nhật thông tin trong sổ đăng ký cổ đông của Công ty.

Sau khi hoàn tất thủ tục chuyện nhượng cổ phần và bên nhận bảo đảm chính thức trở thành cổ đông trong công ty, sở hữu số cổ phần tương ứng với số tiền cho vay tại hợp đồng vay, hai bên tiến hành ký Biên bản thanh lý hợp đồng vay để chấm dứt các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng này.

Trường hợp 2: Trong trường hợp bạn là cổ đông sáng lập của công ty và vẫn đang trong thời hạn 3 năm kể từ ngày Công ty A được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, việc chuyển nhượng cổ phần của bạn cho cá nhân không phải cổ đông sáng lập sẽ phải được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông theo Khoản 3 Điều 119 . Trong trường hợp Đại hội đồng cổ đông không thông qua phướng án chuyển nhượng, bạn và bên nhận bảo đảm phải thỏa thuận phương án khác hoặc đợi hết thời hạn 3 năm để được tự do chuyển nhượng cổ phần (theo Khoản 4 Điều 119 ).

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần nếu được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận hoặc đã hết thời hạn 3 năm sẽ được thực hiện như trong trường hợp 1.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *