Có được hưởng cả chế độ thai sản và bảo hiểm thất nghiệp ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào Luật sư Minh Khuê! Xin Luật sư cho tôi hỏi về bảo hiểm trong thời gian nghỉ thai sản. Hiện nay tôi làm việc tại công ty được 30 tháng và đóng bảo hiểm đầy đủ nhưng trong thời gian tới vào khoảng tháng 1 năm 2016 tôi có nghỉ thai sản nhưng đến tháng 2 năm 2016 tôi hết hạn hợp đồng.

Hiện tại công ty tôi đang phát thẻ bảo hiểm y tế năm 2016 nhưng tôi lại không được phát. Như vậy công ty tôi có làm đúng luật hay không? Trong thời gian công ty có được phép không gia hạn hợp đồng không? Nếu không được gia hạn hợp đồng thì tôi có được hay không? Vì bộ phận nhân sự công ty tôi có trả lời là chỉ được hưởng 1 trong 2 bảo hiểm là thai sản hoặc thất nghiệp ?

Tôi xin chân thành cảm ơn ! 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục  tư vấn luật lao động của công ty Xin giấy phép.

 

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

– 

– 

– 

– 

2. :

– Về chế độ bảo hiểm y tế thì Tại Điểm a Khoản 1 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế quy định: 

Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục để hưởng chế độ bảo hiểm y tế;

Như vậy thời gian bạn vẫn được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.

Trong thời gian bạn nghỉ thai sản thì hết hạn hợp đồng, pháp luật không bắt buộc công ty phải gia hạn hợp đồng với người lao động đang nghỉ thai sản vì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai bên vì vậy khi hợp đồng của bạn hết hạn mà hai bên không tiếp tục gia hạn hoặc ký hợp đồng mới thì hợp đồng đó của bạn sẽ hết hạn và công ty không vi phạm quy định của pháp luật. Vì vậy, công ty có quyền không gia hạn hợp đồng.

Nếu không được gia hạn hợp đồng thì không ảnh hưởng đên chế độ bảo hiểm thất nghiệp của bạn. Bạn chỉ cần đáp ứng quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp thì bạn sẽ được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể:

– Về điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì theo quy đinh tại Điều 49 và Điều 46 Luật việc làm 2013 có quy định điều kiện như sau:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm, đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được khi có đủ các điều kiện sau đây:

“1.  hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt , hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện , nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.”

Lưu ý: Bạn cần nộp hồ sơ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc.

Như vậy khi đủ điều kiện trên thì bạn được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp. Và chế độ bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm thai sản là hai chế độ khác nhau nên bạn đáp ứng điều kiện thì vẫn được hưởng cả hai chế độ.

Để thì bạn phải đáp ứng điều kiện như sau:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, khi đáp ứng điều kiện thì bạn có thể hưởng cả hai chế độ là bảo hiểm thai sản và trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật. 

Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận   hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *