CLB Hải Phòng bị phạt 20 triệu đồng vì cổ động viên ném pháo xuống sân.

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trong trận đấu vòng 1 giải V-league 2018 vừa qua vào chiều ngày 11/03 tại sân vận động Hàng Đẫy giữa đội bóng Hà Nội và Hải Phòng, cổ động viên ( CĐV) Hải Phòng đã có hành vi đốt pháo sáng cũng như ném pháo xuống sân vận động. Hành động này đã bị xử phạt một cách thích đáng.

Chiều 15/03, Ban Kỷ luật Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã ra quyết định xử phạt  20 triệu đồng với CLB Hải Phòng và BTC sân Hàng Đẫy sau vụ để CĐV cụ thể là từ phía CĐV Hải Phòng đốt pháo sáng và ném xuống sân làm gián đoạn trận bóng Hà Nội – Hải Phòng, tại vòng 1 V-League 2018 diễn ra ngày 11/03/2018.

Trong trận đấu này, theo thống kê đã có hơn 30 quả pháo sáng được đốt lên. Đặc biệt là nhiều quả pháo sáng đã bị CĐV cố ý ném xuống đường piste và xuống sân cỏ khiến trận đấu bị gián đoạn và sau đó trọng tài chính phải kết thúc trận đấu sớm hơn 1 phút do lo ngại sự cố có thể xảy ra. 

CLB Hải Phòng bị phạt 20 triệu đồng vì cổ động viên ném pháo xuống sân.

CLB Hải Phòng đã bị VFF xử phạt 20 triệu đồng như để răn đe CĐV Hải Phòng, bản thân các CĐV đã đốt pháo và ném pháo thì lại không bị xử lý. Mùa trước, cũng với hành vi tương tượng ở vòng 14 V-League, CĐV Hải Phòng đã bị cấm cổ vũ sân khách tới hết mùa giải vì ném pháo sáng và chai lọ xuống sân Mỹ Đình ở trận đấu gặp chính CLB Hà Nội. VFF hy vọng thông qua hình phạt này CĐV Hải Phòng sẽ có thái độ văn minh hơn khi đi cổ vũ cho đội nhà. 

Để hạn chế sự cố này, BTC sân Lạch Tray, dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Hải Phòng đã có kế hoạch siết chặt kiểm tra an ninh đối với các cổ động viên trong trận đấu gặp đội Hoàng Anh Gia Lai sắp tới vào ngày 17/03. 

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP thì các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng gồm có:

1. Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

2. Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.

3. Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.

4. Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, pháo sáng là sản phẩm được phép sử dụng do không gây ra tiếng nổ, vì vậy việc đốt pháo sáng sẽ không bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu các cổ động viên quá khích còn tiếp tục có hành vi sử dụng pháo để gây rối thì vẫn có thể bị xử lý về hành vi Gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật. 

Trân trọng!

Bộ phận hành chính – Minh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *