Chuyển đổi kinh doanh từ spa sang thẩm mỹ viện cần làm những gì?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Với nhu cầu làm đẹp cá nhân đang trở thành một xu hướng, số lượng thẩm mỹ viện, spa cũng vì thế mà tăng lên không ngừng. Luật sư Công ty Luật TNHH DV Xingiaypheptư vấn về một trường hợp chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh từ spa sang thẩm mỹ viện như sau:

Mục lục bài viết

Gửi Công ty Xin giấy phép,

Hiện tại mình đang có dự định mở thẩm mỹ viện, nhưng trước đó mình đã xin phép làm spa.

Yêu cầu của bên mình như sau:

1. Muốn sử dụng bác sĩ Hàn Quốc và Nhật Bản để thực hiện các dịch vụ phẫu thuật như ngực, mắt, mặt. Riêng các phẫu thuật thì bên mình thuê địa điểm tại bệnh viện (tức là liên kết sử dụng phòng phẫu thuật của bệnh viện) để làm phẫu thuật.

2. Muốn làm dịch vụ tiêm filler không phẫu thuật. Theo quy định, spa không được phép tiêm truyền. Vì vậy, bên mình chuyển đổi từ spa sang dạng thẩm mỹ viện. Ở Nhật thì thẩm mỹ viện được phép phẫu thuật thẩm mỹ còn ở Việt Nam thì hiện tại bên mình không biết là có được phép hay không.

Rất mong nhận được sự tư vấn cụ thể từ công ty.

Người gửi: Lê Tr.

Luật sư trả lời:

Trước hết, chúng tôi cảm ơn bạn vì đã tin tưởng gửi câu hỏi cho Bộ phận Luật sư Công ty Luật TNHH Minh Khuê. Dựa theo câu hỏi bạn đưa ra, chúng tôi xác định có ba vấn đề cần giải quyết như sau:

– Điều kiện để bác sĩ có quốc tịch nước ngoài hành nghề tại Việt Nam là gì?

– Thẩm mĩ viện ở Việt Nam được thực hiện những thủ thuật nào?

1. Cơ sở pháp lý

– .

– .

– .

2. Điều kiện để bác sĩ có quốc tịch nước ngoài hành nghề tại Việt Nam

Theo quy định tại , nếu bạn muốn sử dụng bác sĩ Hàn Quốc và Nhật Bản tại thẩm mĩ viện của mình, người bác sĩ đó phải đáp ứng được điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam và điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người nước ngoài.

Điều 18: Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam

1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức ngành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được công nhận tại Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận là lương y;

c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

3. Có giấy chứng nhận đủ sức khoẻ để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y hoặc theo bản án, quyết định của Toà án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực .

Điều 19: Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề tại Việt Nam đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài

1. Có đủ điều kiện quy định tại Điều 18 của Luật này.

2. Đáp ứng yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Điều 23 của Luật này.

3. Có lý lịch tư pháp được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại xác nhận.

4. Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lao động của Việt Nam cấp theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Thẩm mĩ viện ở Việt Nam được thực hiện những thủ thuật nào?

Theo , thẩm mỹ viện được phép thực hiện những thủ thuật sau:

– Tạo má lúm đồng tiền, xóa xăm cung lông mày, nâng cung lông mày, tạo hình gò má, tạo hình cằm chẻ, cằm lẹm, sửa da ở vùng mặt, vùng cổ;

– Tạo hình mí mắt, mũi, môi, tai;

– Không được phẫu thuật tạo hình như nâng ngực; nâng vú; thu nhỏ quầng vú, núm vú; thu gọn thành bụng, mông, đùi; căng da mặt, mông, đùi; lấy mỡ cơ thể;

– Các kỹ thuật chuyên môn khác do Giám đốc Sở Y tế tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt trên cơ sở năng lực thực tế của người hành nghề và điều kiện thiết bị y tế, cơ sở vật chất của phòng khám;

– Việc phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng đã được xác định trong chứng minh nhân dân chỉ được thực hiện sau khi người có yêu cầu phẫu thuật thẩm mỹ đã có đơn gửi cơ quan Công an nơi cấp chứng minh nhân dân.

Bạn có thể tham khảo: Yêu cầu về sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt để đáp ứng yêu cầu sử dụng ngôn ngữ yêu cầu trong khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

Điều 17: Tiêu chí để công nhận người hành nghề biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh

1. Người hành nghề được công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh khi được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này kiểm tra và công nhận, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Trường hợp người hành nghề đăng ký ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ hoặc tiếng Việt để khám bệnh, chữa bệnh thì phải được cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này kiểm tra để công nhận người hành nghề thành thạo ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Các trường hợp được công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh mà không phải qua kiểm tra khi người hành nghề có một trong các tiêu chí sau đây:

a) Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghđăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;

b) Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;

c) Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành tiếng Việt hoặc ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm a, b khoản này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *