Chửi nhau trên facebook là ”NGU NHƯ LỢN, ÓC CHÓ” có thể bị xử phạt rất nặng ? Thậm chí là ngồi tù ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính thưa quý luật sư công ty xin giấy phép. Tôi hỏi câu này hơi ngốc nghếch một chút xíu. Tôi thường nghĩ gì viết đó, tức gì chửi đó. Nhiều người vẫn có thói quen thích gì viết nấy, nghĩ sao viết vậy trên Facebook. Những cơn bực tức, trút giận, bất đồng quan điểm… đều được đưa lên “phây” bằng các từ ngữ nặng nề.

Ít người biết và tin rằng hành vi ấy có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự, chưa kể phần trách nhiệm dân sự. Không biết thực hư pháp luật có quy định như thế không ? Hay chỉ là những lời đồn thổi ?

Cảm ơn luật sư!

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Thực ra, câu hỏi của chẳng ngốc nghếch một tý nào. Hơn nữa, câu hỏi này còn giúp cho bạn trang bị nhiều thêm kiến thức pháp luật. Về câu hỏi này, bộ phận tư vấn pháp luật hành chính của công ty Xin giấy phép đã hội ý và xin đưa ra quan điểm pháp lý như sau:

Thứ nhất, hành vi như thế nào bị coi là ?

Mới đây, chị Bùi Thị Thanh Hằng (Hà Nội) chia sẻ công khai trên facebook cá nhân thông tin cho rằng cậu con trai 15 tuổi đang biểu diễn đàn violon bên hồ Hoàn Kiếm thì bị công an thu đàn và có lời lẽ quát tháo, nạt nộ. Tuy nhiên, sau đó, báo cáo của các thành viên trong tổ công tác làm nhiệm vụ tuần tra phố đi bộ của quận Hoàn Kiếm cho thấy, không có việc cán bộ có hành vi quát tháo, nạt nộ cháu bé. Chị Hằng sau đó đã xin lỗi Công an quận Hoàn Kiếm.

Ngoài vụ việc trên, rất nhiều người dùng mạng xã hội đăng tải những thông tin bôi nhọ, xúc phạm cá nhân, tổ chức hoặc đưa thông tin sai sự thật đã bị xử phạt. Nhiều người đặt câu hỏi, sử dụng mạng xã hội như thế nào cho phù hợp, tránh xúc phạm, ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của người khác ? Và nếu vi phạm sẽ bị xử lý thế nào ?

Theo chúng tôi, mọi hành vi xúc phạm, danh dự nhân phẩm, uy tín người khác là trái pháp luật. Theo cách hiểu chung thì xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm là có những lời lẽ hoặc hành động có tính chất thóa mạ, khinh bỉ để bôi nhọ người khác hoặc gán một sự kiện xấu xa cho người khác làm xã hội đánh giá sai hay hình dung sai về người đó.

Ví dụ, anh A thấy anh B làm một việc gì đó liền chửi bới anh B là làm việc “ngu như bò, ngốc như lợn, thằng óc chó” trước đám đông. Hoặc anh A lên Facebook chửi bới anh B làm việc “ngu như bò” là hành vi , nhân phẩm của người khác. Hành vi ví anh B như một loài vật nuôi trước đám đông hoặc cộng đồng mạng của anh A rõ ràng đã hạ thấp danh dự, nhân phẩm của anh B.

Ngoài ra, các hành vi đăng tải trên mạng xã hội thông tin chửi bới, lăng mạ người thi hành công vụ cũng là vi phạm pháp luật. Theo , các hành vi đưa lên mạng xã hội thông tin nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị xử phạt từ 10 – 20 triệu đồng.

Tuy nhiên, nếu gây hậu quả nghiêm trọng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “vu khống” hoặc “làm nhục người khác”. Theo chúng tôi, mỗi cá nhân đều phải tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Anh A có thể xúc phạm, chửi anh B “ngu như bò” nhưng nếu anh B bực tức, thiếu kiềm chế có hành vi tượng tự thì vẫn bị xử lý. Dù vậy, nếu bị hại không có xử lý đối tượng thì cơ quan điều tra sẽ không có căn cứ xử phạt.

Thứ hai, pháp luật xử lý ra sao?

Về xử lý hành chính: Căn cứ thì hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức; danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Điều 66. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

Về mặt hình sự, nếu hành vi đã đủ tương ứng nào sẽ bị xử lý đối với tội đó. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Tội làm nhục người khác được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (BLHS) như sau:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Khoản 1 Điều 156 của Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Tội vu khống được quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;

b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Về mặt dân sự, tổ chức, cá nhân bị xúc phạm hoặc bị vu khống có thể khởi kiện ra tòa để yêu cầu bồi thường thiệt hại, bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần theo Điều 584 BLDS năm 2015. Các thiệt hại được xác định trong trường hợp này là: Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần (do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định).

Tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài Hợp đồng như sau:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Khuyến cáo: Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi đây có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính về xử phạt hành vi bôi nhọ trên mạng xã hội, gọi:    để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *